GD&TĐ - Hơn một tuần sau khi cơn bão số 3 đi qua, các trường học dù đã hoạt động trở lại, song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng, cần thời gian phục hồi.
GD&TĐ - Hơn một tuần sau khi cơn bão số 3 đi qua, các trường học dù đã hoạt động trở lại, song vẫn chịu nhiều ảnh hưởng, cần thời gian phục hồi.
Dù đã dùng nylon và nắp bịt kín miệng giếng, nước trong giếng vẫn bị ô nhiễm rất nặng vì nắp và nylon chỉ ngăn rác, cặn vào giếng chứ không ngăn được nước bẩn vào giếng.
Quá trình xử lý nước được tiến hành theo 3 bước sau đây:
- Khơi thông tất cả các vũng nước xung quanh khu vực giếng.
- Tháo bỏ nắp và nilông bịt giếng.
- Trước khi làm trong và khử trùng phải tiến hành thau vét giếng, Dùng nước giếng dội lên thành cho trôi hết đất cát và rác bám trên thành giếng và sàn giếng.
- Nếu giếng ngập, lụt nước đục:
Phải tiến hành thau vét giếng. Múc cạn nước và vét hết bùn cặn. Các vùng có điện hoặc máy nổ thì dùng máy bơm điện hút cạn nước rồi thau vét giếng. Trong trường hợp không thể thau vét được thì nên chọn một giếng khác để xử lý và dùng chung.
Nếu tất cả các giếng trong khu vực không thể thau vét được thì có thể áp dụng biện pháp xử lý tạm thời: múc vài chục lít lên làm bể chứa rồi đánh phèn và khử trùng, dùng hết làm mẻ khác, chờ vài ngày sau múc nước giếng xuống thấp tiến hành thau rửa.
Trường hợp không có phèn chua để làm trong nước: làm một bể lọc cát tạm thời bằng thùng, xô hay vại thể tích khoảng 20-30 lít. Đục 1 lỗ đường kính 1cm trên thành cách đáy thùng 5cm, cho một ít gạch vỡ lót ở đáy, đặt một mảnh bao tải gai lên trên rồi đổ cát dày khoảng 25-30cm. Đổ nước giếng vào cho đến khi nước chảy ra trong thì lấy để khử trùng.
Nếu giếng bị ngập nhưng nước lụt không tràn vào trong giếng và nước giếng trong:
Vẫn phải khử trùng trước khi sử dụng. Nếu điều kiện cho phép thì múc cạn và thau rửa, nếu không thì có thể tiến hành khử trùng ngay nước trong giếng để sử dụng.
Dùng phèn chua (loại thường dùng làm phèn nhôm) với liều lượng 50g/1m3 . Hòa tan hết lượng phèn cần thiết vào một gầu nước, tưới đều lên giếng nước, thả gầu chìm sâu xuống nước rồi kéo mạnh lên khoảng 10 lần rồi để 30 phút đến 1 giờ cho cặn lắng hết thì tiến hành khử trùng.
Về nguyên tắc nước giếng sau khử trùng cần có nồng độ Clo thừa 0,5-1,0 mg/lít (có mùi nồng của Clo).
Tính lượng Cloramin B cần thiết cho giếng nước trên cơ sở nồng độ cần thiết là 10g/m3 . Có thể dùng một số hóa chất khác như: Clorua vôi 20% (13g/m3 ) hoặc Clorua vôi 70% (4g/m3 ).
Múc một gầu nước hòa lượng hóa chất nói trên vào nước, lưu ý phải khuấy tan cho hết. Tưới đều gầu nước này vào giếng. Thả gầu chìm sâu đến nửa cột nước rồi kéo lên xuống khoảng 10 lần. Nếu không ngửi thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất nói trên vào giếng và khuấy đều, cho thêm đến khi nước giếng có mùi Clo thì thôi. Dùng nước giếng này dội lên thành giếng để khử trùng, sau đó để khoảng 30 phút là có thể dùng được.
Chú ý: - Nếu nước chưa được làm trong hoàn toàn thì thường phải cho thêm bột Cloramin B.- Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng.- Nước đã khử trùng bằng Cloramin như trên vẫn phải đun sôi mới được uống.
Trong trường hợp không có hóa chất khử trùng, chỉ ăn uống nước đã đun sôi 10 phút trở lên và không ăn các loại rau sống rửa bằng nước chưa khử trùng.
Bơm hết nước đục và bơm tiếp 15 phút nữa bỏ nước đi sau đó có thể sử dụng được. Cần chú ý làm vệ sinh bơm, sàn giếng.
Quy trình xử lý nước uống bao gồm 3 bước cơ bản: làm trong nước, khử trùng và đun sôi. Nước sau đun sôi để nguội có thể uống được.
Dùng 1g phèn chua (một miếng to bằng nửa đốt ngón tay) cho 20 lít nước.
Hòa tan lượng phèn tương đương thể tích nước cần làm trong vào một gáo nước, sau đó đổ vào chum, vại, lu, khạp hay thùng nước và khuấy đều, chờ khoảng 30 phút cho cặn lắng hết xuống đáy rồi gạn lấy nước trong.
Nếu không có phèn chua thì dùng vải sạch để lọc nước, giữ lại các cặn bẩn, làm vài lần cho đến khi được nước trong.
- Khử trùng nước bằng Cloramin B: dùng cho các hộ gia đình, để khử trùng các thể tích nước nhỏ như chum, vại, lu, xô, chậu hoặc bể chứa nước nhỏ.
Một viên Cloramin B hàm lượng 0,25g khử trùng được 25 lít nước và 1 viên Aquatabs 0,67g có thể khử trùng được 20 lít nước.
- Khử trùng nước bằng hóa chất bột (Cloramin B, Clorua vôi): để khử trùng các nguồn nước cấp cho tập thể, các giếng nơi tập trung dân tránh lũ và phải do cán bộ y tế hướng dẫn thực hiện.
Liều lượng hóa chất cần thiết để khử trùng là 10 mg/lít. Một thùng nước 30 lít thì cần 0,5g bột Cloramin B loại 27% Clo hoạt tính, hoặc 0,4g Clorua vôi 20%, hoặc 0,12g Clorua vôi 70% (HTH) để khử trùng.
- Cách khử trùng: Hòa tan lượng hóa chất cần thiết cho lượng nước cần khử trùng vào một gáo nước rồi đổ vào bể/thùng chứa, trộn đều.
Múc nước lên ngửi, nếu không thấy mùi Clo trong nước thì cho thêm khoảng 1/3 thìa canh bột hóa chất trên vào nước và khuấy đều, cho thêm đến khi nào nước có mùi Clo thì thôi.
Sau đó, múc nước dội lên thành bể chứa để khử trùng. Nước sau khử trùng 30 phút là sử dụng được.
Lưu ý không tiến hành khử trùng đồng thời với đánh phèn vì phèn hoặc các chất hữu cơ trong nước sẽ hấp phụ hết Clo hoạt tính và làm mất tác dụng khử trùng của Clo.
Sau khi khử trùng ngửi thấy mùi Clo thì việc khử trùng mới có tác dụng. Nếu lỡ cho quá nhiều Clo thì chờ thêm từ 30 phút đến 1 giờ cho bớt mùi nồng.
Nước sau khử trùng có thể dùng cho sinh hoạt, nhưng cần đun sôi trước khi uống.
Hiện nay loại hóa chất dùng phổ biến nhất là Cloramin B dạng viên 0,25g, dạng bột 27% Clo hoạt tính và Aquatabs 67mg./.
Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế) hướng dẫn người dân cách xử lý nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt hằng ngày sau mùa bão lụt.
TPO - Chiều 11/9, Bộ GD&ĐT và Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức Lễ phát động ngành Giáo dục ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3. Do ảnh hưởng bão lũ, đến nay có 10 giáo viên, học sinh tử vong, mất tích, hàng triệu học sinh chưa thể đến trường.
Ngay tại lễ phát động, Bộ GD&ĐT quyên góp được số tiền hơn 6,6 tỷ đồng. Hoạt động ủng hộ sẽ còn tiếp tục trong những ngày tới thông qua kênh Công đoàn Giáo dục Việt Nam.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, ngành Giáo dục cũng gánh chịu rất nhiều thiệt hại sau bão lũ.
Theo thông tin ban đầu từ một số địa phương, đến thời điểm này có 7 học sinh, 2 giáo viên thiệt mạng, 1 giáo viên mất tích do bão lũ; hàng chục ngàn trường học bị hư hại; hàng triệu học sinh chưa thể đến trường.
“Ngay thời điểm này, khi chúng ta đang ngồi đây thì mưa lớn, ngập lụt, sạt lở vẫn đang diễn ra tại nhiều địa phương; nhiều nơi đang bề bộn trong công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục để sớm ổn định cuộc sống. Thiệt hại cho tới thời điểm này là chưa thể đo đếm được; thời gian để khắc phục cũng chưa thể tính toán được cụ thể”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn quyên góp ủng hộ tại lễ phát động chiều 11/9.
Thay mặt Bộ GD&ĐT, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn kêu gọi toàn ngành Giáo dục, các cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên, học sinh, sinh viên, cùng các tổ chức, cá nhân trong và ngoài ngành chung tay, góp sức bằng vật chất, tinh thần, bằng sự hỗ trợ, động viên, kết nối để cùng chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng bão lũ nói chung và với ngành Giáo dục các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc nói riêng.
“Bất kỳ sự hỗ trợ nào, từ cuốn vở, quyển sách hay bằng tiền mặt, đồ dùng cá nhân… vào thời điểm này đều rất đáng trân trọng. Các hoạt động hỗ trợ có thể gửi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam hoặc trực tiếp tới địa phương, trường học, gia đình các giáo viên, học sinh chịu thiệt thòi do bão lũ gây ra”, Bộ trưởng nói.
Bộ trưởng lưu ý, ngay sau lễ phát động quyên góp này, việc chuyển hỗ trợ đến tay các đối tượng được hỗ trợ càng nhanh càng tốt. Trong đó, sẽ ưu tiên hỗ trợ con người. Trước hết là dành cho giáo viên và học sinh. Đó là các nhà giáo bị thiệt hại, khó khăn về điều kiện ăn ở, phương tiện đi lại; là các em học sinh nếu không có hỗ trợ không thể đến trường…
Lũ càn quét tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai. (ảnh: Tiền Phong)
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đề nghị các Sở GD&ĐT, các cơ sở giáo dục tuyên truyền về việc hỗ trợ, đóng góp, kể cả với các em học sinh. Theo Bộ trưởng, dẫu các em ủng hộ 1.000 đồng hay một chiếc bút chì cũng rất cần thiết, bởi đó là tinh thần giáo dục, tinh thần chia sẻ.
Trước đó, ngày 10/9, Công đoàn Giáo dục Việt Nam có văn bản gửi Công đoàn giáo dục các tỉnh, thành phố; Công đoàn cơ quan Bộ GD&ĐT; các đơn vị trực thuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam; Công đoàn các đại học, các trường đại học, các trường học trên cả nước và các đơn vị, doanh nghiệp về việc quan tâm, động viên và hỗ trợ giáo dục vùng bị ảnh hưởng bởi bão lũ năm 2024.