Theo cáo trạng, ngày 16/3/2020, ông Hoàng Kim Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC tố cáo Nguyễn Minh Khoa, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC (viết tắt Công ty ICC), có hành vi làm giả con dấu, tài liệu để chiếm đoạt tài sản.
Theo cáo trạng, ngày 16/3/2020, ông Hoàng Kim Đồng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC tố cáo Nguyễn Minh Khoa, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư dự án Quốc tế ICC (viết tắt Công ty ICC), có hành vi làm giả con dấu, tài liệu để chiếm đoạt tài sản.
Theo Viện Kiểm sát, từ năm 2012 - 2015, Công ty Lilama đã khai thác trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng apatit các loại, trị giá hơn 610 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty Xây dựng Lilama thu lợi bất chính hơn 177 tỷ đồng, Công ty Apatit thu lợi bất chính hơn 184 tỷ đồng.
Để che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa đã chỉ đạo thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của công ty vào tài khoản của 12 cá nhân mà Công ty Lilama thuê vận chuyển quặng và đất đá nhiều lần với tổng số tiền hơn 182 tỷ đồng.
Trong đó hơn 5,6 tỷ đồng là số tiền cước vận chuyển quặng, đất đá thực tế 12 cá nhân này được nhận, số tiền còn lại hơn 177 tỷ đồng là tiền nâng khống về giá cước vận chuyển.
Sau khi 12 cá nhân nhận được tiền vào tài khoản đã cùng kế toán của Công ty Lilama rút tiền mặt về đưa cho ông Thừa hoặc nộp vào tài khoản cá nhân của bị can.
Đối với số tiền hơn 177 tỷ đồng, ông Thừa khai đã dùng chi tiêu cá nhân. Đáng chú ý, ông Thừa khai đã dùng 5 tỷ đồng để biếu cựu Bí thư Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh vào dịp Tết năm 2015./.
Đất nước phát triển bền vững, giàu đẹp nhờ tối ưu công nghệ, thiết bị xây dựng, tái tạo nguyên liệu và bảo vệ môi trường.
Khai phóng tiềm lực, nâng cấp con người, nhà thầu, chủ đầu tư, sản phẩm cơ sở hạ tầng giao thông với các giải pháp toàn diện về đào tạo, nâng cao năng lực, ứng dụng công nghệ mới.
- Chính Trực: Chúng tôi trung thực, ngay thẳng, hành động đúng đắn và minh bạch trong mọi quyết định. Chúng tôi không cố làm hài lòng người khác nếu điều đó đi ngược với sự chính trực..
- Chuyên môn hoá: Chúng tôi đam mê, thành thạo và hiểu biết rõ ngành nghề mà chúng tôi đang phục vụ. Chúng tôi tôn trọng và giữ đạo đức nghề nghiệp trong quan hệ với khách hàng cũng như đối thủ cạnh tranh.
- Phát triển bản thân: Chúng tôi ý thức chúng tôi còn có những thiếu sót của riêng mình nên luôn cởi mở đón nhận góp ý chân thành và thẳng thắn từ đồng nghiệp, khách hàng và không ngừng học hỏi để hoàn thiện bản thân và tổ chức.
Mỗi cá nhân là thành viên của gia đình và mỗi gia đình là phần tử của xã hội. Chúng tôi định hướng nhân viên cân bằng trách nhiệm trong công việc và trách nhiệm đối với gia đình, từ đó chia sẻ trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng bằng ý thức và hành động cụ thể.
Chúng tôi hiểu rõ và luôn thực hiện cam kết của mình. Với chúng tôi danh dự, uy tín là cực kỳ quan trọng trong mối quan hệ bền vững lâu dài với đồng nghiệp, Công ty và Đối tác.
Chiều 19/4, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đã trả lời thắc mắc của báo chí liên quan đến vấn đề quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty AIC.
Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực cho biết, đến nay chưa nhận được bất kỳ một thông tin nào do địa phương chuyển lên có liên quan đến vấn đề quốc tịch của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
"Đến thời điểm này chúng tôi chưa có thông tin nào chi tiết hơn", ông Hải nói.
Tháng 5/2022, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định truy nã đối với bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC).
Để phục vụ công tác điều tra vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, nhận hối lộ" xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đồng Nai, Công ty AIC, cơ quan điều tra đã yêu cầu bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đến Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an hoặc cơ quan công an nơi gần nhất đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng.
Theo quyết định truy nã, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn thường trú tại căn hộ 1102, chung cư Pacific Place, số 83B phố Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Cuối tháng 12/2022, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC) và 35 bị cáo khác trong vụ án xảy ra tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Công ty AIC và các đơn vị liên quan.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị đưa ra xét xử tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" và "Đưa hối lộ".
Thời điểm đó, tám bị cáo bỏ trốn, bị truy nã, trong đó có bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đều được Tòa án chỉ định luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa.
Hội đồng xét xử nhận định, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo vụ gian lận đấu thầu tại dự án xây dựng Bệnh viện đa khoa Đồng Nai.
Bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị tuyên 14 năm về tội đưa hối lộ và 16 năm về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; tổng hình phạt là 30 năm tù cho 2 tội danh.
Sáng nay (4/1), TAND TP Hà Nội tuyên án cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn và các đồng phạm.
Tại phiên toà xét xử vụ AIC, ngoài đề nghị xử phạt cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn mức án 30 năm tù, đại diện VKS còn đề nghị xử lý khối tài sản lớn của bà.
Luật sư của cựu Chủ tịch AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cho rằng, không có chứng cứ chứng minh bà Nhàn vô tội. Tuy nhiên, cáo buộc về vai trò của bị cáo Nhàn chưa thể hiện rõ.
Về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”, Viện Kiểm sát xác định Nguyễn Mạnh Thừa là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức khai thác, tiêu thụ trái phép hơn 1,5 triệu tấn quặng Apatit các loại ở khu vực 5.99ha thuộc Khai trường 18, trị giá hơn 610 tỷ đồng. Vì vậy, Thừa là người phải chịu trách nhiệm chính về tội danh này…
Với phân tích nêu trên, đại diện Viện Kiểm sát đã đề nghị Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Mạnh Thừa, Giám đốc Công ty Lilama mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên” và mức án từ 4 - 5 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội danh, bị cáo Thừa bị đề nghị xử phạt mức án từ 7 - 8 năm 6 tháng tù.
Các bị cáo đứng nghe VKS luận tội
- Nguyễn Quang Huy bị đề nghị xử phạt mức án từ 3 năm - 3 năm 6 tháng tù;
- Phạm Cao Khiêm bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;
- Nguyễn Ngọc Bích bị đề nghị mức án 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Lương Văn Na bị đề nghị mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù;
- Cao Văn Tham bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm - 2 năm 6 tháng tù nhưng cho hưởng án treo;
- Nguyễn Văn Bình 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Nguyễn Văn Chung bị đề nghị xử phạt mức án từ 2 năm 6 tháng - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
- Nguyễn Văn Vịnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Lào Cai bị đề nghị mức án từ 5 - 6 năm tù;
- Doãn Văn Hưởng, cựu Chủ tịch UBND tỉnh bị đề nghị mức án từ 4 - 5 năm tù;
- Nguyễn Thanh Dương, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 2 năm đến 3 năm tù;
- Lê Ngọc Hưng, cựu Phó Chủ tịch tỉnh bị đề nghị mức án từ 3 năm đến 4 năm tù;
- Mai Đình Định bị đề nghị mức án từ 3 đến 4 năm tù;
- Phan Văn Cương bị đề nghị mức án từ 2 đến 3 năm tù;
- Ngô Đức Hoàng 2 năm đến 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo;
- Lê Ngọc Dương 2 đến 3 năm tù;
- Vũ Đình Thuỷ bị đề nghị mức án từ 2 năm - 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo.
Các bị cáo tại phiên tòa xét xử