Những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của mọi người. So với mười năm trước, lịch sử ngành điều dưỡng đã có những bước tiến khá xa. Ở nước ta, thời kì thực dân Pháp xâm lựợc, chúng cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam, từ đó, ngành điều dưỡng Việt Nam ra đời. Có thể nói, ngành điều dưỡng đã có một lịch sử phát triển rất đáng tự hào.
Những năm gần đây, ngành điều dưỡng ngày càng phát triển và thu hút sự quan tâm của mọi người. So với mười năm trước, lịch sử ngành điều dưỡng đã có những bước tiến khá xa. Ở nước ta, thời kì thực dân Pháp xâm lựợc, chúng cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam, từ đó, ngành điều dưỡng Việt Nam ra đời. Có thể nói, ngành điều dưỡng đã có một lịch sử phát triển rất đáng tự hào.
Cũng giống như trên thế giới, người phụ nữ Việt Nam vừa giữ vai trò chăm sóc gia đình, vừa truyền lại các kinh nghiệm dân gian về chăm sóc người bệnh. Lịch sử ngành điều dưỡng Việt Nam gắn liền với lịch sử phát triển đất nước.
Tại đại hội lần thứ nhất diễn ra tại hội trường Ba Đình, hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam bầu ra Ban chấp hành với nhiệm kì 03 năm gồm 31 ủy viên. Bà Vi Thị Nguyệt Hồ được bầu làm Chủ tịch Hội điều dưỡng Việt Nam đầu tiên, cùng với 3 phó chủ tịch khác là bà Trịnh Thị Loan, bà Nguyễn Thị Niên và ông Nguyễn Hoa.
Bà Vi Thị Nguyệt Hồ (Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-60-nam-gan-bo-voi-nghiep-dieu-duong-169122226.htm)
Bà Vi Thị Nguyệt Hồ là vợ của bác sĩ, viện sĩ, giáo sư nổi tiếng Tôn Thất Tùng. Bà từng được xem là hoa khôi Hà Thành và là cháu nội của Tổng đốc Hà Đông Vi Văn Định. Trong suốt 22 năm đứng trên cương vị của mình, bà là người đi đầu và phát triển hệ thống điều dưỡng tại Việt Nam, là niềm tự hào của ngành điều dưỡng cả nước, là tấm gương say mê, tận tụy, nhiệt huyết với nghề. Bà nhận được rất nhiều danh hiệu cao quý như Huân chương kháng chiến hạng III, Thầy thuốc ưu tú, Giải thưởng Cống hiến trọn đời,…
Biểu tường ngành Điều dưỡng thế giới
Hình ảnh “người phụ nữ với cây đèn” trong những năm tháng chiến tranh sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người. Hiếm có một người phụ nữ nào trong lịch sử được quân đội và nhân dân Anh yêu quý như Florence Nightingale. Tấm lòng tận tụy, hết mình, thầm lặng và yêu thương con người của bà trở thành biểu tượng, tôn chỉ của ngành điều dưỡng. Từ đó, hình ảnh cây đèn trở thành biểu tượng của ngành điều dưỡng thế giới.
Việc chăm sóc, nuôi dưỡng bắt đầu từ vai trò của những người phụ nữ đối với các thành viên trong gia đình. Dần dần, xã hội phát triển, họ tham gia vào các hoạt động cộng đồng, từ đó xuất hiện các tổ chức giúp đỡ chăm sóc người đau ốm, trên cơ sở đó ngành điều dưỡng phát triển.
Cũng có người tin rằng, ngành điều dưỡng xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà Đế chế La Mã hùng mạnh nhất. Đế quốc La Mã đặt mỗi thị trấn của mình một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Họ có cả nam và nữ được gọi với cái tên “hypourgoi”.
Ngành điều dưỡng thời trung cổ chính là nền tảng cho sự phát triển của ngành điều dưỡng hiện đại. Khi các nước châu Âu ban hành một số điều luật mới đã tạo điều kiện cho bệnh viện được mọc lên hàng loạt. Các tu viện bắt đầu xây dựng bệnh viện riêng của họ chỉ để cung cấp các dịch vụ cho con chiên. Bên cạnh đó, mỗi nhà thờ đều có bệnh viện. Bởi những chính sách này mà tại Đức từ năm 1200 đến 1600 đã xây dựng hơn 150 bệnh viện.
Ảnh minh họa Điều dưỡng thơi trung cổ
Thế kỉ XVI, Camillus De Lellis lập nên nhóm người chuyên chăm sóc người nghèo đau ốm và tù nhân. Năm 1633, Sisters Chariting thành lập tổ chức chăm sóc người đau ốm với tên gọi Saint Vincent De Paul, họ đưa các “điều dưỡng viên” của mình đi khắp nơi trên thế giới.
Saint Vincent De Paul (Nguồn: https://stvincentdepaul.ca/history-of-our-saint.php)
Đầu thế kỉ XVII, bởi quá trình cải cách Tín lành, các tổ chức tôn giáo bị giải tán khiến quy mô ngành điều dưỡng lúc này bị suy giảm nghiêm trọng, xã hội có thái độ xấu đối với ngành điều dưỡng.
Có thể nói, người đặt nền móng cho ngành điều dưỡng y học cổ truyền Việt Nam là hai danh y Tuệ Tĩnh và Hải Thượng Lãn Ông. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vachet người Pháp và linh mục Coffler người Bồ Đào Nha đặt nền móng điều dưỡng phương Tây ở nước ta, xây dựng tu viện, chữa bệnh cho các tín đồ, người nghèo, trẻ mồ côi với tinh thần nhân đạo không đòi hỏi thù lao.
Hải Thượng Lãn Ông (Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BA%A3i_Th%C6%B0%E1%BB%A3ng_L%C3%A3n_%C3%94ng)
Như đã nói, những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Pháp cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam. Năm 1901, lớp điều dưỡng điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần đầu tiên được mở tại bệnh viên Chợ quán. Sau đó, các lớp học điều dưỡng được mở ra tại các bệnh viện với chương trình đào tạo thiếu bài bản, sơ khai.
Bệnh viện Chợ Quán (Nguồn: https://sites.google.com/site/tvsk21vlvhha/home/10-khu-tram-giam-benh-vien-cho-quan-noi-dong-chi-tran-phu-hi-sinh)
Những năm 50, hàng loạt các chiến dịch chống thực dân Pháp được Đảng và nhân dân ta thực hiện, nhu cầu chăm sóc bệnh binh tăng mạnh. Do vậy mà các lớp đào tạo điều dưỡng viên, y tá liên tục mở ra. Trong hoàn cảnh thiếu thốn của cách mạng, các điều dưỡng viên, y tá đã chăm sóc, điều trị giúp các chiến sĩ lành thương, đẩy lùi dịch bệnh nguy hiểm như sốt rét.
Trong kháng chiến chống Mỹ, mỗi miền đều mở các trường đào tạo điều dưỡng để phục vụ cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân ở miền Nam.
Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất chỉ đạo công tác điều dưỡng tại 2 miền. Năm 1985, Bộ Y tế mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong đào tạo điều dưỡng nước ta, coi ngành điều dưỡng là một ngành độc lập, riêng biệt trong hệ thống y tế. Năm 1990, Bộ Y tế ra quyết định thành lập phòng điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Sau đó không lâu, Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam ra đời.
Năm 1992, Phòng Y tá được thành lập thuộc Vụ Điều trị Bộ Y tế với nhiệm vụ phát triển công tác điều dưỡng trên cả nước thời đó. Ngày 13 tháng 8 năm 1997, Nhà nước đồng ý đổi tên Hội Y tá – Điều dưỡng thành Hội Điều dưỡng. Cho đến nay, Hội Điều dưỡng Việt Nam đã có 800 chi hội và hơn 80.000 hội viên.
Năm 1989, Hội Điều dưỡng Hà Nội và Quảng Ninh ra đời thúc đẩy sự ra đời của các tỉnh hội điều dưỡng khác, đặt ra yêu cầu về một hội điều dưỡng chung trên cả nước. Ngày 26/10/1990, Chính phủ thông qua quyết định số 375 thành lập Hội Y tá – Điều dưỡng Việt Nam. Từ đó, ngày 26/10/1990 được xem là Ngày điều dưỡng Việt Nam.
================================================
Nhãn: logo, logo các hãng xe hơi nổi tiếng, logo xe ô tô, logo xe hơi
Hotline tư vấn (24/24h) 0934.66.99.68 hoặc [email protected]
Florence Nightingale (1820 – 1910) sinh ra và lớn lên trong gia đình Anh giàu có, quyền quý, gắn bó mật thiết với chính phủ Anh quốc lúc bấy giờ. Vì thế, bà bị cấm không được phép làm các nghề nghèo hèn như điều dưỡng viên lúc bấy giờ.
Với tư chất thông minh cùng một trái tim đau đớn khi chứng kiến cảnh đói nghèo, bệnh tật, bà đã làm trái với lời cha mẹ và bắt đầu nghiên cứu, tìm các sách viết về chăm sóc người bệnh. Bà đi đến các bệnh viện tại London và vùng lân cận để giúp đỡ người nghèo, người tàn tật không nơi nương tựa.
Florence Nightingale (Nguồn: https://vnexpress.net/co-gai-nha-giau-nightingale-ba-to-nghe-dieu-duong-3922554.html)
Những năm 1854 – 1856, chiến tranh “Cremean War” nổ ra giữa Nga và một bên là Anh, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ. Florence Nightingale cùng 38 y tá khác được cử đến Thổ Nghĩ Kỳ nơi quân đội Anh đóng quân. Lúc này, tại quân khu, hơn 4000 binh lính Anh bị thương và chết do dịch tả, thương hàn. Số người chết vì bệnh tật nhiều hơn cả trên chiến trường. Bà nhanh chóng nhận ra số người nhiễm bệnh chủ yếu ăn uống thiếu dinh dưỡng, thiếu vệ sinh và hệ thống ống cống và thoáng khí bị nghẽn làm không khí ô nhiễm nặng. Florence Nightingale mạnh dạn đề nghị sự giúp đỡ từ Chính phủ Anh. Tháng 3/1855, Chính phủ Anh gửi nhân viên tẩy trùng, làm thông thoáng hệ thống ống cống, nhờ vậy mà tỷ lệ tử vong giảm đáng kể chỉ trong thời gian ngắn.
Florence Nightingale chăm sóc bệnh nhân tại chiến trường (Nguồn: https://www.independent.co.uk/news/health/war-russia-florence-nightingale-nursing-b2074522.html)
Tờ “Times” đã gọi Florence Nightingale là “Người phụ nữ với cây đèn”. Trong những năm tháng chiến đấu gian khổ, khi các bác sĩ y tá khác đã về nghỉ ngơi, Florence Nightingale vẫn một mình đi kiểm tra tại các trại bệnh với một nét mặt lo lắng cho những chiến sĩ đang bị giày vò đau đớn.
Khi trở lại Anh quốc, Florence Nightingale dành cả phần đời còn lại của mình đóng góp cho sự nghiệp chăm sóc bệnh nhân. Bà cùng mọi người thành lập “quỹ Nightingale” và “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” mà sau này, “Trường đào tạo điều dưỡng Nightingale” là nơi đặt nền móng cho ngành điều dưỡng ở nước Anh cũng như toàn thế giới. Cuốn sách “Cẩm nang điều dưỡng” của bà trở thành di sản, tài liệu căn bản đào tạo cho các trường điều dưỡng khác.
Để tưởng nhớ và ghi nhận những đóng góp của Florence Nightingale cho ngành điều dưỡng thế giới, Hội đồng điều dưỡng thế giới đã lấy ngày sinh của bà, tức ngày 12/5 làm Ngày quốc tế Điều dưỡng.