Cây Tía Tô Cảnh

Cây Tía Tô Cảnh

Giá: 820.000 ₫ Giá gốc là: 820.000 ₫.750.000 ₫Giá hiện tại là: 750.000 ₫.

Giá: 820.000 ₫ Giá gốc là: 820.000 ₫.750.000 ₫Giá hiện tại là: 750.000 ₫.

Công dụng của tuyết sơn phi hồng

Cây tuyết sơn phi hồng hay còn gọi là cây lá bạc có màu sắc hoa lá đẹp và lạ nên được dùng trồng làm cảnh dọc lối đi, bồn bông hoặc trồng chậu trưng trước nhà.

Ngoài ra lá và hoa của cây tuyết sơn phi hồng, già căt phơi khô pha vào trà thảo dược tạo thức uống an thần rất tốt trước khi đi và điều trị được cảm lạnh và cúm.

Hoa của cây được sếp vào tốp nhưng mẫu hoa đẹp và lạ, thu hít ánh nhìn. Với gam mày trắng bạc của lá và điểm nhấn hoa màu hồng tím tạo cho không gian trồng cây thêm sức hút đẹp, sang trọng và hiện đại.

Cây tuyết sơn phi hồng được trồng trong chậu xi măng đá mài hình chữ nhật

Thân cây tuyết sơn phi hổ thuộc loại cây bụi thường xanh với chiều cao trung bình từ 50cm tới 100cm.

Trong điều kiện chăm sốc tốt, môi trường sống thích hợp cây có thể cao tới 2m.

Lá cây tuyết sơn phi hổ có màu trắng bạc và màu xanh lục, lá mềm mại dài khoảng 2cm rộng 0,5cm. Lá có phần đầu tròn có gân và thon dần về phía cuống, mép lá trơn.

Cây tuyết sơn trưởng thành cao 2m

Hoa tuyết sơn phi hồng nở quanh năm theo chu kỳ 2 tới 3 tháng 1 đợt. Hoa nở rộ cùng một lúc trên toàn tán cây, từ lúc hoa nở tới khi hoa tàn vào khoảng 5 tới 8 ngày.

Ống hút gạo, bột tía tô: Từ hẻm nhỏ bước ra đại lộ

Trong 2 năm 2019 - 2020, ống hút gạo Ohuga đã xuất khẩu sang Canada, Hàn Quốc, Ba Lan, Úc… đem về cho công ty doanh thu hơn 17 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 6,5 tỉ đồng.

Bỏ lương 2.000USD/ tháng để start-up

Vượt qua 162 dự án, dự án ống hút gạo và bún, phở sợi thẳng Ohuga của chị Trương Thị Hồng Hà cùng chồng là Nguyễn Nguyên Vũ - kỹ sư hóa thực phẩm (Công ty TNHH Sản xuất & Thương mại quốc tế Khánh Hà - Khánh Hà Food, thành lập năm 2019),  giành giải Nhất cuộc thi “Dự án khởi nghiệp nông nghiệp - Đổi mới sáng tạo” lần 8 năm 2022 do BSA tổ chức.

Cơ duyên hình thành ý tưởng sản xuất ống hút gạo của chị Trương Thị Hồng Hà - Giám đốc Khánh Hà Food, đến từ việc vợ chồng chị nhận thấy ống hút nhựa ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, khi sử dụng trong nước thì những vi nhựa sẽ tan trong nước mà không thể nhìn thấy. Bên cạnh đó, khi sử dụng ống hút nhựa chúng ta sẽ thải ra môi trường, thời gian phân hủy rất lâu, ảnh hưởng đến môi trường sống.

Bằng kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong ngành thực phẩm cùng với công nghệ sản xuất sẵn có từ gia đình, vợ chồng chị Hà đã nghiên cứu, sản xuất ra ống hút gạo thay thế cho ống hút nhựa tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường.  Với thành phần chính làm từ tinh bột gạo, màu tự nhiên từ các loại rau củ quả,  sản phẩm ống hút gạo của công ty chị Hà trở nên sống động với nhiều màu sắc, đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thời gian sử dụng kéo dài đến 8 giờ kể từ khi cắm vào thức uống.

Thế nhưng thành công đến không mấy dễ dàng. Vào cuối năm 2018, chị Hà và chồng chính thức nghỉ việc để chuẩn bị mở xưởng sản xuất ống hút gạo. Năm 2019, anh chị lắp đặt thiết bị, thử nghiệm sản phẩm nên sản xuất chưa được nhiều. Đại dịch COVID-19 ập đến, công ty đối mặt nhiều khó khăn khi còn quá non trẻ.

“Trước khi mở xưởng riêng, tôi làm giám đốc nhân sự, lương khoảng 2.000USD/tháng. Chồng tôi làm việc cho nhà máy thực phẩm của Nhật, lương cao hơn vợ nên cuộc sống gia đình rất thoải mái, cuối tuần và ngày lễ thì đi chơi. Đến khi khởi nghiệp, 2 vợ chồng phải làm những việc tay chân nặng nhọc, có khi thức đến 2 - 3 giờ sáng vì máy móc trục trặc. Nhiều lúc tôi tưởng chừng như bế tắc khi sản phẩm làm ra không đạt, phải đổ đi đến 20 tấn hàng; có lúc không còn tiền để xoay xở, phải cầm cố nhà…” - bà chủ Khánh Hà Food nhớ lại.

Song từ cái khó ló cái khôn, chị Hà chuyển hướng sang sản xuất bún, phở khô - đều là sản phẩm từ bột gạo. Đây cũng là giai đoạn các nhà xuất khẩu Việt Nam rất căng thẳng trong việc tìm container rỗng đóng hàng, còn cước tàu biển thì tăng phi mã. Không chỉ nâng tầm giá trị của hạt gạo Việt Nam, các sản phẩm còn được kết hợp với nhiều nguyên liệu từ nông sản Việt như thanh long ruột đỏ, lá bồ ngót hay gạo lứt đã tạo được giá trị cho nhóm khách hàng liên quan đến các bệnh như béo phì, đường huyết cao, hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát mức cholesterol…

“Nếu như không có dịch COVID-19, chắc chúng tôi chỉ sản xuất ống hút gạo, là thị trường ngách. Nhưng giờ công ty có thêm mảng bún, phở, phân khúc thị trường lớn hơn nhiều, giống như từ trong hẻm nhỏ bước ra đại lộ vậy” - chị Hà ví von.

Chuẩn bị cho quá trình “ra biển lớn” từ khá sớm, bà chủ Khánh Hà Food cho biết, khi công ty thành lập thì đã theo tiêu chuẩn có thể xuất khẩu ra thế giới như nhà máy có FDA của Mỹ, dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP.  Trong 2 năm 2019 - 2020, ống hút gạo Ohuga đã xuất khẩu sang Canada, Hàn Quốc, Ba Lan, Úc… đem về cho công ty doanh thu hơn 17 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế hơn 6,5 tỉ đồng. Cũng từ đó mà đến khi sản phẩm bún, phở khô ra đời, nhiều khách hàng tại các nước đã biết đến công ty, từ đó hàng của Khánh Hà Food nhanh chóng được xuất khẩu.

Là chủ doanh nghiệp trẻ với khát vọng vươn tầm ra biển lớn, theo chị Hà, ngành nông nghiệp của Việt Nam rất dồi dào, giàu tiềm năng. Song, để doanh nghiệp trẻ được khởi nghiệp bền vững thì cần có chính sách để người khởi nghiệp như nguồn vốn, nguyên liệu đầu vào, các giấy tờ chứng nhận... Do đó, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tạo điều kiện và thông tin rộng rãi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận, tự tin khởi nghiệp.

Cũng là một nhà khởi nghiệp trẻ ở lĩnh vực nông nghiệp, chị Nguyễn Ngọc Hương, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thiên Nhiên Việt chia sẻ, hoạt động từ năm 2016, chuyên chế biến các loại rau ăn lá thành bột sấy lạnh như: bột rau má, bột rau diếp cá, bột rau tía tô,… và nhiều bột rau gia vị khác, khi bắt tay vào làm sản phẩm bột rau ăn lá, chị Hương cũng gặp rất nhiều khó khăn, khó khăn lớn nhất là về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ.

“Năm 2019, các sản phẩm của công ty chúng tôi đã được xuất khẩu qua thị trường EU theo đường chính ngạch, phân phối qua những siêu thị Châu Á tại một số nước Châu Âu, còn đa số các thị trường tại các quốc gia khác thì vẫn qua đường tiểu ngạch. Hiện nay, nguồn vốn để chúng tôi tiếp cận với những kênh xuất khẩu vẫn còn rất hạn chế vì lĩnh vực nông nghiệp đầu tư dài nhưng lợi nhuận thấp, nhiều rủi ro nên chưa có nhiều nhà đầu tư mặn mà” - chị Hương cho hay.

Sau hơn 6 năm, trải qua những năm phát triển doanh nghiệp của chị Hương cũng gặp nhiều khó khăn trong bước đầu khởi nghiệp như: Khó khăn về vốn, về công nghệ, về thị trường…

“Hiện nay chúng tôi đang rất tích cực tìm kiếm cơ hội để xúc tiến các sản phẩm của mình đi được nhiều hơn. Ban đầu khi xây dựng ý tưởng làm các sản phẩm, chung tôi dự định bán cho thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, khi tìm hiểu nhu cầu của thế giới thì tôi nhận thấy có rất nhiều nhu cầu ở các nước khác, ví dụ như ở các nước EU, Mỹ, Nhật, Hàn Quốc. Tôi thấy cơ hội của chúng tôi là ở đâu có người Việt thì ở đó có cơ hội cho mình bán, đặc biệt là các chợ người Việt ở nước ngoài”- chị Hương chia sẻ.

Là người hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp trong BSA nhiệt tình và cũng đã hoạt động lâu trong ngành đầu tư tại Việt Nam, Th.S Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Hiệp hội đầu tư thiên thần Châu Á, thành viên Hội đồng cố vấn đổi mới sáng tạo cho hay, thường các nhà sáng lập dự án nông nghiệp của Việt Nam mình rất giỏi về sản phẩm, rất am hiểu về nông nghiệp và có niềm đam mê bất tận trong việc ra sản phẩm. Tuy nhiên, khởi nghiệp không phải là việc làm ra nhiều sản phẩm tốt là đủ, mà còn rất nhiều thứ khác.

“Muốn tăng trưởng quy mô thì phải rất chuyên nghiệp, không thể chỉ làm thủ công, nhà sáng lập hay chủ doanh nghiệp phải có tư duy đủ mở để đón các nhà đầu tư bước vào và phải nhìn vào hiện thực để bước đến tương lai. Do đó, trước khi tăng trưởng quy mô doanh nghiệp, phải phát triển tầm nhìn của các nhà sáng lập” - bà Nguyễn Phi Vân cho hay.