Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vẫn đang chịu nhiều thách thức. Hàng loạt giải pháp kích ...
Nhu cầu tiêu dùng nội địa, một trong những động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vẫn đang chịu nhiều thách thức. Hàng loạt giải pháp kích ...
Mỗi năm một lần đối với lao động bình thường, 6 tháng một lần với người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như thợ khoan, lái xe...Trạm y tế
Tạo không gian chơi thể thao cạnh công trường khai thác mỏ hoặc gần khu vực nhà xưởng chế biến. Có thể là sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông hoặc có thể tận dụng khu nhà ăn làm nơi chơi bóng bàn
Giấy phép lao động theo quy định là loại giấy tờ pháp lý căn cứ theo Bộ luật lao động của Việt Nam cho phép người nước ngoài đến Việt Nam làm việc, lâu dài và hợp pháp. Các giấy tờ trong hồ sơ cần được dịch thuật công chứng và hợp pháp hóa chứng nhận lãnh sự, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi để dịch thuật hồ sơ qua website: Công ty dịch thuật Hà Nội - Việt Uy Tín.
Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường này.
Đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore
Ông Cao Xuân Thắng, Tham tán thương mại, Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, tình hình thương mại trong tháng 5/2024 của Singapore với thế giới tiếp tục tăng trưởng tích cực khi cả 3 chỉ tiêu tổng kim ngạch 2 chiều và kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu đều có dấu hiệu phục hồi. Với thị trường Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều trong tháng 5/2024 vẫn duy trì được mạch tăng trưởng tích cực, đặc biệt là chiều xuất khẩu sang Singapore (tăng 31,6%). Tuy nhiên, với sự tăng trưởng giá trị tuyệt đối của các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, 5 tháng năm 2024, Việt Nam đã lùi xuống vị trí đối tác thương mại lớn thứ 12 của Singapore.
Cụ thể, theo số liệu từ Thương vụ, trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Singapore đạt gần 2,48 tỷ SGD, tăng 8,36% so với cùng kỳ năm 2023; trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang Singapore tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao (31,6%) với giá trị 683,32 triệu SGD, kim ngạch nhập khẩu tăng 1,54%, đạt hơn 1,79 tỷ SGD.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 12,67 tỷ SGD, tăng 6,72 % so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu tăng mạnh ở mức 26,09%, đạt gần 3,29 tỷ SGD và nhập khẩu hơn 9,38 tỷ SGD, tăng 1,27%.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều giữa Việt Nam và Singapore đạt hơn 12,67 tỷ SGD, tăng 6,72 % so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh minh họa
Đáng chú ý, theo thống kê từ Thương vụ, trong tháng 5/2024, cả 3 nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Singapore tiếp tục tăng mạnh, cụ thể: nhóm Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại tăng 28,87%; Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy trên (tăng 38,86%); Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (tăng 1,74 lần).
Một số nhóm ngành xuất khẩu khác cũng có mức tăng trưởng rất mạnh như: Sắt thép (tăng 2,28 lần); Nhôm và các sản phẩm từ nhôm (tăng 10,8 lần)... Ở chiều ngược lại, một số nhóm có mức sụt giảm khá mạnh là Các sản phẩm từ sắt thép (giảm 57,46%); muối; lưu huỳnh; đất và đá; thạch cao, vôi và xi măng (giảm 46,84%)...
Ở chiều ngược lại, trong 5 tháng qua, Việt Nam nhập khẩu từ Singapore các mặt hàng như: Máy móc, thiết bị, điện thoại di động, linh kiện và phụ tùng các loại; nhóm Nhựa và các sản phẩm từ nhựa; nhóm Lò phản ứng, nồi hơi, máy công cụ và trang thiết bị phụ tùng của các loại máy...
Năng lượng - lĩnh vực còn nhiều dư địa hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Singapore. Ảnh minh họa
Nhấn mạnh dư địa hợp tác giữa hai nước còn rất lớn, trong buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Công Thương Singapore Tan See Leng hồi tháng 4/2024 vừa qua, hai nhà lãnh đạo cùng cho rằng, thương mại, công nghiệp, năng lượng, kinh tế số, kinh tế xanh, sạch và bền vững... là những lĩnh vực tiềm năng cần được khai phá để góp phần vào việc xây dựng khuôn khổ quan hệ “Đối tác Chiến lược Toàn diện” mà hai nước đang hướng tới. Đặc biệt, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến dư địa hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; trong đó, đặc biệt quan tâm tới các nguồn năng lượng gió, năng lượng sạch.
Để hiện thực hóa mục tiêu, Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, Thương vụ sẽ tiếp tục cập nhật tình hình, cơ chế, chính sách của địa bàn; hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam kết nối giao thương, trưng bày hàng hóa, quảng bá thương hiệu doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm, tăng sự hiện diện của hàng hóa Việt Nam tại địa bàn; hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Singapore; hỗ trợ các đoàn doanh nghiệp Singapore vào Việt Nam tìm kiếm nguồn hàng, xúc tiến đầu tư công nghiệp, thương mại và dịch vụ vào Việt Nam.
Chính sách thương mại mới của Singapore
Singapore là một thị trường tiêu dùng tương đối nhỏ nhưng lại tập trung nhiều công ty đa quốc gia và là một trung tâm thông tin, thương mại, tài chính, trung tâm logistics lớn của khu vực và toàn cầu. Không những vậy, Singapore là một trung tâm trung chuyển hàng không quốc tế lớn, là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, trong đó có Việt Nam, do vậy, để xuất khẩu thành công và bền vững sang thị trường này, ông Cao Xuân Thắng cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cần tìm hiểu kỹ thông tin thị trường, nắm bắt những thay đổi của thị trường nhập khẩu để xây dựng chiến lược xuất khẩu.
Cập nhật thông tin về một số chính sách mới nhất của Singapore, ông Cao Xuân Thắng cho biết, hiện nay Cơ quan Quản lý Thực phẩm Singapore (SFA) đã sửa đổi Mẫu khai báo cho đối tượng đủ tiêu chuẩn (QP) về việc kê khai xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm của các doanh nghiệp Singapore. Mẫu tờ khai sửa đổi này sẽ được áp dụng từ ngày 1/7/2024 (tất cả các nội dung trong tờ khai đều là bắt buộc).
“Các nhà xuất khẩu thực phẩm vào Singapore phải hiểu rõ các yêu cầu hiện hành của Cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia nhập khẩu và đảm bảo rằng các lô hàng xuất khẩu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia/khu vực nhập khẩu” - ông Cao Xuân Thắng lưu ý doanh nghiệp và khuyến cáo, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm có liên quan nên cập nhật các quy định mới của địa bàn.
Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, đây là thách thức song cũng là cơ hội để doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường này. Ảnh minh họa
Không chỉ vậy, ngày 16/2/2024 Bộ Tài chính Singapore đã đề xuất Dự luật Doanh nghiệp đa quốc gia (Thuế tối thiểu) và Luật bổ sung để thực hiện Thuế bổ sung trong nước (DTT) và Quy tắc thu nhập bao gồm (IIR) thuộc Trụ cột số 2 của sáng kiến về Khấu hao cơ sở và Chuyển lợi nhuận 2.0 (BEPS). Dự luật này đang được lấy ý kiến phản hồi của công chúng từ ngày 10/6 đến ngày 5/7/2024.
Đề xuất Dự luật và Luật bổ sung đưa ra những thay đổi quan trọng để áp dụng cho các tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) trong phạm vi hoạt động. MNE được hiểu là những tập đoàn có doanh thu tập đoàn hàng năm từ 750 triệu Euro trở lên, ít nhất hai trong bốn năm tài chính trước đó. Những thay đổi được đề xuất sẽ có hiệu lực cho các năm tài chính bắt đầu vào hoặc sau ngày 1/1/2025.
Một số nội dung chính của Dự luật quan trọng này là áp dụng Thuế bổ sung trong nước cho các tập đoàn doanh nghiệp đa quốc gia có pháp nhân đang hoạt động tại Singapore mà chịu thuế thấp, để đảm bảo rằng mức thuế suất hiệu quả áp dụng đối với các đơn vị cấu thành của MNE cho pháp nhân đặt tại Singapore ít nhất là 15%.
Cùng đó, áp dụng Quy tắc thu nhập, được gọi là Thuế bổ sung doanh nghiệp đa quốc gia (MTT) trong dự thảo Luật, cho các tập đoàn MNE có công ty mẹ ở Singapore, có các pháp nhân của họ đang hoạt động bên ngoài Singapore mà đang hưởng thuế thấp. Điều này nhằm đảm bảo rằng mức thuế thực tế áp dụng đối với các đơn vị cấu thành của tập đoàn MNE nằm ngoài Singapore ít nhất là 15%.
Thương vụ lưu ý, nếu được thông qua, Dự luật Doanh nghiệp Đa quốc gia (Thuế tối thiểu) sẽ được hiểu là một với Đạo luật thuế thu nhập 1947 của Singapore (ITA). Một số điều khoản nhất định, chẳng hạn như quản lý, thực thi và kháng cáo được áp dụng theo ITA cũng sẽ áp dụng cho Thuế bổ sung trong nước và doanh nghiệp đa quốc gia.
Đây là một trong những động thái chính sách mới về Thuế tối thiểu toàn cầu (GMT –Global Minimum Tax) tại Singapore. Các chính sách này sẽ tác động trực tiếp đến việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Singapore và đầu tư từ Singapore ra nước ngoài, do vậy Thương vụ đặc biệt lưu ý, các cơ quan quản lý nhà nước và các tập đoàn trong nước nên theo dõi và cập nhật thường xuyên để có điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
“Singapore ngày càng thận trọng trong chính sách thương mại, tránh phụ thuộc vào một thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp Việt thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, góp phần gia tăng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam” - ông Cao Xuân Thắng nhận định.
Theo nhận định của Bộ Công Thương, xuất khẩu sản phẩm nông lâm thuỷ sản, công nghiệp của Việt Nam sang EU năm 2024 có nhiều thuận lợi.
7 tháng đầu năm 2024 xuất khẩu ngành hàng nông lâm thuỷ sản, công nghiệp của Việt Nam sang thị trường EU tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023.
Ngoài mặt hàng cà phê tăng 34%, rau quả không kể hạt điều tăng 42,9%, gỗ và sản phẩm gỗ tăng 35%, đồ nội thất tăng 15%; các mặt hàng khác giảm nhưng tốc độ chậm hơn quý 1 và 2, cụ thể thủy sản -7%; điều -2%.
Ngành hàng công nghiệp trong đó nhựa và các sản phẩm nhựa xuất khẩu tăng 27%; hàng dệt may – 5%; giày dép tăng 4% nhưng da và sản phẩm da lại – 12%; sắt thép tăng 3% nhưng sản phẩm từ sắt thép giảm 22%; máy và thiết bị điện, viến thông tăng 9%.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, các doanh nghiệp xuất khẩu nông thủy sản được hưởng ưu đãi thuế quan nên nhiều mặt hàng Việt Nam có lợi thế so với các nước trong khu vực, có thể mở rộng vào thị trường EU như: gạo, tôm, hạt điều, trái cây, sản phẩm chế biến từ gạo, trái cây, rau củ quả…
Bên cạnh đó, xu hướng có nhiều doanh nghiệp Việt Kiều tại châu Âu (Hà Lan, Bỉ, Pháp, Anh Ba Lan…) tham gia nhập khẩu trực tiếp hàng hóa từ Việt Nam sang phân phối tại châu Âu thay vì thông qua đối tác nhập khẩu người Hoa và châu Âu.
Điều này tạo ra hệ sinh thái mới liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và kết nối, phân phối tại hệ thống cửa hàng châu Á, các chuỗi nhà hàng châu Á tại EU và đã bước đầu thâm nhập đưa vào phân phối tại các hệ thống siêu thị EU.
Mặt khác, EU coi trọng quan hệ với Việt Nam, hàng hóa Việt Nam không trùng lặp, cạnh tranh với hàng của EU. Người tiêu dùng châu Âu ngày càng cởi mở, ưa chuộng hàng châu Á chất lượng. Việc thực thi Hiệp định EVFTA là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực châu Á đặc biệt về giá tại thị trường quan trọng này.
Bên cạnh những thuận lợi, thách thức với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng khá lớn. Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, các cam kết về quy tắc xuất xứ của EU rất chặt chẽ, thông thường các mặt hàng muốn được hưởng ưu đãi thuế quan thì nguyên liệu phải đáp ứng được một tỷ lệ về hàm lượng nội khối nhất định (nguyên liệu có xuất xứ tại EU hoặc Việt Nam).
Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt bởi nguồn nguyên liệu cho sản xuất hàng xuất khẩu hiện nay chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc hoặc các nước trong ASEAN. Đồng thời khả năng xảy ra những vụ kiện chống bán phá giá liên quan đến gian lận xuất xứ.
Thêm vào đó là các yêu cầu bắt buộc về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn, môi trường... của EU rất khắt khe (như Cơ chế điều chỉnh Carbon biên giới (CBAM), Quy định chống phá rừng - EUDR) và không dễ để đáp ứng.
Bộ Công Thương nhận định, khi rào cản thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ, EU có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, nguy cơ về các biện pháp phòng vệ thương mại rất lớn.
Hiện EU đang mở điều tra gian lận vành xe bằng thép của Việt Nam và xuất xứ thép cán nóng nghi gian lận xuất xứ từ Trung Quốc.
Mặc dù giá cước vận tải đường biển có giảm nhưng vận chuyển đường không chưa giảm nhiều, logistics chưa được cải thiện đã ảnh hưởng giảm khả năng cạnh tranh với sản phẩm cùng loại được nhập khẩu từ các nước Nam Mỹ, Châu Phi và Trung Đông xuất khẩu sang EU...
Hơn nữa, công tác bảo quản, công nghệ sau thu hoạch đối, bao bì đóng gói, thiết kế mẫu mã với sản phẩm trái cây tươi của Việt Nam còn hạn chế, thời gian bảo quản ngắn, mau hỏng, tỷ lệ hao hụt cao, mẫu mã, vật liệu làm bao bì chưa phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của EU.
EU lại liên tục cập nhật và gia tăng việc đưa ra các biện pháp SPS (kiểm dịch động thực vật) mới đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu bao gồm cả sản phẩm có nguốn gốc thực vật và động vật, như quy định liên quan đến Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm với các lô hàng xuất khẩu và lưu thông tại EU…
CHUYỂN ĐỔI XANH ĐỂ ĐÁP ỨNG YÊU CẦU
Để vượt qua những rào cản trên, Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU cho rằng việc xây dựng cơ chế, chính sách, thu hút đầu tư của Việt Nam cần bắt kịp xu hướng chính sách thương mại của EU, đặc biệt là xu hướng phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính, chuyển đổi năng lượng sạch, kinh tế tuần hoàn.
Cụ thể các mặt hàng như đồ gỗ, sao su, cà phê, ca cao... và các sản phẩm bắt nguồn như da, giấy,… phải đáp ứng quy định deforestation của EU. Từ 31/12/2025, những sản phẩm này xuất khẩu vào EU phải kèm theo các giấy chứng nhận sản phẩm không liên quan đến phá rừng và suy thoái rừng.
Đồng thời có cơ chế đầu tư, quản lý và cấp chứng chỉ carbon cho các mặt hàng thép, xi măng, sắt, phân bón vào EU để theo kịp quy định CBAM của EU dự kiến thực thi từ năm 2026.
Tận dụng nguồn vốn từ cam kết chuyển đổi năng lượng công bằng của EU ký với Việt Nam nhân chuyến thăm làm việc của Thủ tướng tại EU-Bỉ tháng 12/2022 để phát triển các dự án chuyển đổi năng lượng xanh, sạch, giảm khí thải nhà kính của Việt Nam.
Ông Laurent Lourdais, Phó trưởng ban Thương mại, Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam, cho rằng để duy trì sự hiện diện tại thị trường EU, doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đổi mới sản xuất, đảm bảo tiêu chí về môi trường và xã hội, xây dựng chuỗi cung ứng bền vững và tăng cường khả năng truy xuất nguồn gốc...
Đặc biệt, nỗ lực gỡ thẻ vàng đối với xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sớm nhất có thể thông qua phối hợp với các Bộ Nông nghiệp, ngành, tỉnh thành liên quan chuẩn bị kỹ nội dung làm việc với đoàn thanh tra của EU sang Việt Nam dự kiến trong tháng 11/2024.