Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.
Khi cần rút tiền gửi mà lại phát hiện mất sổ tiết kiệm thì theo quy định của ngân hàng, khách vẫn có thể rút tiền ngay sau khi làm lại sổ mới hoặc trong trường hợp không kịp làm sổ tiết kiệm mới, các cá nhân, tổ chức có thể xác thực thông tin theo quy định của tổ chức tài chính, ngân hàng mà họ gửi tiền tiết kiệm.
Việc thực hiện nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử được quy định tại Điều 19 Thông tư 48/2018/TT-NHNN như sau:
Như vậy, người gửi tiền có thể rút sổ tiết kiệm bằng phương tiện điện tử.
Và tổ chức tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn thủ tục nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng phương tiện điện tử thông qua tài khoản thanh toán của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng phù hợp với quy định tại Thông tư này.
Đồng thời thủ tục này phải phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch điện tử, về phòng, chống rửa tiền và các quy định của pháp luật có liên quan đảm bảo việc nhận, chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng.
Theo Điều 18 Thông tư 48/2018/TT-NHNN thì việc rút sổ tiết kiệm trực tiếp tại ngân hàng được thực hiện theo thủ tục sau:
(1) Tổ chức tín dụng đề nghị người gửi tiền thực hiện các thủ tục sau:
- Xuất trình Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền, của tất cả người gửi tiền (đối với tiền gửi tiết kiệm chung).
Trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo pháp luật phải xuất trình giấy tờ chứng minh tư cách đại diện của người đại diện theo pháp luật, Giấy tờ xác minh thông tin của người đại diện theo pháp luật và Giấy tờ xác minh thông tin của người gửi tiền.
- Nộp giấy rút tiền gửi tiết kiệm có chữ ký đúng với chữ ký mẫu đã đăng ký tại tổ chức tín dụng. Đối với người gửi tiền là người không viết được, người không đọc được, người không nhìn được: người gửi tiền thực hiện theo hướng dẫn của tổ chức tín dụng.
(2) Tổ chức tín dụng đối chiếu thông tin của người gửi tiền, thông tin của người đại diện theo pháp luật của người gửi tiền trong trường hợp chi trả tiền gửi tiết kiệm thông qua người đại diện theo pháp luật, thông tin trên Thẻ tiết kiệm, chữ ký trên giấy rút tiền đảm bảo chính xác với các thông tin lưu tại tổ chức tín dụng.
(3) Sau khi tổ chức tín dụng và người gửi tiền hoàn thành các thủ tục trên, tổ chức tín dụng thực hiện việc chi trả đầy đủ gốc, lãi tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng hướng dẫn thủ tục chi trả đối với các trường hợp chi trả sau đây phù hợp với quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo việc chi trả tiền gửi tiết kiệm chính xác, an toàn tài sản cho người gửi tiền và an toàn hoạt động cho tổ chức tín dụng:
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo thừa kế.
- Chi trả tiền gửi tiết kiệm theo ủy quyền của người gửi tiền.
Khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN nêu rõ:
Thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm (sau đây gọi chung là Thẻ tiết kiệm) là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Theo đó, đây được xem là bằng chứng, giấy tờ, tài liệu thể hiện quyền sở hữu số tiền gửi tiết kiệm của người gửi tại ngân hàng. Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư này, tiền gửi tiết kiệm có thể là tài sản của một người hoặc từ hai người trở lên (tiền gửi tiết kiệm chung).
Với trường hợp tiền gửi tiết kiệm, nội dung trên sổ tiết kiệm sẽ có thông tin họ, tên, số và ngày cấp giấy tờ xác nhận thông tin của người gửi tiền hoặc của tất cả người gửi tiền.
Và nếu đây là hình thức gửi tiết kiệm chung thì khi thực hiện gửi tiền tại ngân hàng, tất cả người gửi tiền phải trực tiếp xuất trình giấy tờ xác minh thông tin của mình như Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 48 năm 2018 nêu trên.
Do đó, trên sổ tiết kiệm có thể có tên của một người hoặc của nhiều người nếu những người này gửi tiết kiệm bằng hinh thức tiết kiệm chung. Đồng nghĩa, nhận định, sổ tiết kiệm chỉ có tên một người là hoàn toàn không chính xác.
Như phân tích ở trên, sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa kế.
Do đó, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ đồng nghĩa sẽ có các trường hợp sau đây:
Sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ
Theo Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản riêng của vợ hoặc của chồng là tài sản có trước khi kết hôn, có được do thừa kế riêng, tặng cho riêng, do phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân... Tài sản riêng của người nào sẽ thuộc quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt của riêng người đó.
Do đó, khi số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, sổ tiết kiệm đứng tên vợ thì người chồng không có quyền được rút tiền trong sổ tiết kiệm của người vợ. Đồng nghĩa, nếu chồng muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm mang tên vợ, là tài sản riêng của vợ thì chỉ được thực hiện trong hai trường hợp:
- Vợ uỷ quyền cho chồng đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm. Trường hợp này, khi người chồng rút tiền cần phải mang theo các loại giấy tờ nêu tại Điều 18 Thông tư 48/2018 gồm:
+ Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng tên trên sổ tiết kiệm (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu...) và của người được uỷ quyền rút tiền trong sổ tiết kiệm.
- Chi trả theo thừa kế. Ngoài trường hợp uỷ quyền đại diện thì chỉ có trường hợp người chồng được rút tiền từ sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, mang tên mình vợ khi người vợ đã chết và các đồng thừa kế đã lập Văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế là sổ tiết kiệm tại tổ chức hành nghề công chứng (Phòng/Văn phòng công chứng).
Trong trường hợp này, người chồng cầm theo sổ tiết kiệm, giấy tờ nhân thân của các đồng thừa kế, Văn bản thoả thuận/khai nhận di sản thừa kế, giấy chứng tử của người vợ, giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân giữa người vợ (đã chết) với người chồng và các đồng thừa kế khác đến ngân hàng để thực hiện thủ tục rút tiền trong sổ tiết kiệm.
Xem thêm: Làm sao để rút tiền trong sổ tiết kiệm của người đã mất?
2. Đây là tài sản chung của vợ chồng và người vợ thay mặt (uỷ quyền hoặc không có uỷ quyền) đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Khi sổ tiết kiệm được lập dựa trên số tiền tiết kiệm của cả hai vợ chồng thì hai vợ chồng có thể thoả thuận sổ tiết kiệm đứng tên một người hoặc đứng tên cả hai vợ chồng. Trong trường hợp có thoả thuận chỉ đứng tên vợ thì khi muốn rút tiền trong sổ tiết kiệm này, người chồng cần phải chứng minh được đây là tài sản chung.
Theo đó, căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ chồng là tài sản do vợ chồng tạo ra, thu nhập từ lao động, sản xuất, kinh doanh, do vợ chồng được thừa kế chung, tặng cho chung hoặc tài sản vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
Đặc biệt, nếu là tài sản chung thì cả vợ và chồng đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng, sở hữu tài sản này. Bởi vậy, khi sổ tiết kiệm chỉ đứng tên vợ nhưng nếu xác định được đây là tài sản chung, người chồng muốn rút tiền thì cần phải có căn cứ như văn bản thoả thuận sổ tiết kiệm là tài sản chung nhưng chỉ đứng tên vợ.
Khi đi rút tiền có thể cả hai vợ chồng cùng phải đi hoặc người vợ có thể uỷ quyền cho người chồng thực hiện thủ tục rút tiền tiết kiệm tại ngân hàng.
Trên đây là giải đáp về việc chồng có được rút tiền từ sổ tiết kiệm đứng tên vợ không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.