Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Nhà trường đã ghi dấu mạnh mẽ với thành tích tốt nghiệp, là trường THPT duy nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh 17 năm liền có tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt 100% (tính đến năm 2020).
Đánh giá Trường THPT Bùi Thị Xuân có tốt không? Nhà trường duy trì ổn định nhịp độ tăng hạng, kết quả thi THPT quốc gia luôn nằm trong top 10 của Thành phố, cụ thể năm học 2016 xếp thứ 28/3036 trường cả nước, xếp vị trí 26/3036 năm 2017 và xếp vị trí 23/3036 trường năm 2018.
Nhiều năm liên tục, 100% HS của trường đỗ vào các trường ĐH có uy tín như: ĐH Y Dược Tp.HCM, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, ĐH Ngoại thương, ĐH Kiến trúc, ĐH Luật, ĐH Kinh tế, các trường ĐH thuộc ĐH Quốc Gia Tp.HCM... lọt vào top số ít trường THPT trên toàn quốc có đối tượng học sinh giỏi được xét ưu tiên tuyển thẳng vào hệ thống các trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TPHCM năm 2020, học sinh trường THPT Bùi Thị Xuân có số lượng thí sinh trúng tuyển xếp đầu trong số các trường THPT tham gia.
Thành tích trong các kỳ thi học sinh giỏi, Olympic, nghiên cứu khoa học, thể dục thể thao cấp Thành phố, cấp Quốc gia:
Nhiều năm liền, đội tuyển Học sinh giỏi cấp thành phố và đội tuyển Olympic Tháng 4 luôn đạt nhiều giải cao, đứng đầu trong khối các trường không chuyên.
Nhà trường cũng có nhiều học sinh đạt giải Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp Thành phố, cấp Quốc tế.
Nhiều học sinh trường Bùi Thị Xuân cũng đạt các giải cao trong các cuộc thi TDTT cấp Thành phố, cấp Quốc gia và Quốc tế.
Nằm trong top những ngôi trường THPT chất lượng hàng đầu tại TPHCM. Trường có trụ sở tại 73 Bùi Thị Xuân, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TPHCM. Ngôi trường luôn là cái tên đi đầu trong ngành giáo dục thành phố.
Trường THPT Bùi Thị Xuân - Quận 1 TP HCM được thành lập từ năm 1956. Tên khai sinh của trường là Trường Trung học Nguyễn Bá Tòng. Trường có thêm chi nhánh ở Gia Định vào những năm đầu thập niên 70. Nơi đây chính là trường nữ trung học tư thục uy tín nhất Sài Gòn ngày đó.
Tới niên khóa 1977 - 1978, ngôi trường được đổi tên thành trường Công lập PTTH Bùi Thị Xuân và giữ nguyên cho tới ngày nay. Trường mang tên vị nữ tướng Nghĩa Quân Tây Sơn. Với hào khí anh hùng, mái trường tiếp tục phát huy chí khí trở thành một trong những điểm sáng của ngành giáo dục thành phố.
Trường THPT Bùi Thị Xuân là một trong số những trường lấy điểm trúng tuyển vào lớp 10 nằm trong top đầu. Điều này một phần phản ánh được chất lượng cũng như hiệu quả giáo dục.
Năm vừa qua trung bình điểm thi đầu vào của nhà trường ở mức từ 24 - 25 điểm. So với những năm trước thì điểm thấp hơn do đề thi môn Toán được đánh giá khó hơn và các học sinh không được cộng điểm nghề. Tuy nhiên một vài năm trước đó mức điểm là 34 - 35 - 36 tương ứng với 3 nguyện vọng. Tỷ lệ chọi vào trường là 1/ 1.84.
Đánh giá Trường THPT Bùi Thị Xuân có tốt không? Với nhiều năm xây dựng và phát triển mới đây Trường THPT Bùi Thị Xuân đã đầu tư xây dựng thêm dãy phòng học khang trang, sạch đẹp với các trang thiết bị hiện đại. Nhờ vậy sẽ đáp ứng tốt các yêu cầu về dạy và học. Các phòng học cũ cũng đã được sơn mới và thay thế các thiết bị.
Hệ thống các phòng học các khối sạch sẽ, thoáng mát.
Các phòng bộ môn đều được trang bị bảng tương tác Activboard.
Điện, quạt tương đối đầy đủ. Khi họp PHHS các lớp đầu năm, nếu có yêu cầu, có thể tự lắp đặt thêm quạt hoặc có thể nhờ nhà trường hỗ trợ lắp đặt.
Hệ thống phòng thí nghiệm: trang bị đầy đủ, đúng chuẩn, đảm bảo tốt cho mọi học sinh được tham gia làm thí nghiệm.
Các phòng học đã được trang bị máy lạnh, máy chiếu, máy vi tính, tivi LCD màn hình lớn. Đầu năm học, các em học sinh lớp 10 tiếp tục trang bị cho phòng học của lớp máy chiếu, phục vụ các hoạt động dạy và học góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy…
Phòng tin học: 5 phòng máy trang bị máy vi tính nối mạng có cấu hình tương đối, có máy lạnh, đảm bảo mỗi học sinh 1 máy khi học thực hành.
Thư viện: được đánh giá xuất sắc, có nhiều đầu sách giá trị. Học sinh các khối được làm thẻ thư viện để mượn sách về nhà tham khảo. Thư viện là nơi nhiều học sinh giỏi tìm đến mượn tài liệu, học nhóm, thảo luận.
Phòng Y tế đáp ứng tốt việc phục vụ học sinh: Nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh học 2 buổi tại trường, nhà trường tổ chức phục vụ bán trú cho các em học sinh có nhu cầu. Các phòng bán trú được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày, trước và sau mỗi khi học sinh nghỉ bán trú. Có phòng máy lạnh và phòng quạt theo đăng ký của học sinh.
Học sinh ở bán trú không bắt buộc đăng ký ăn trưa tại căn tin, học sinh có thể ăn tại căn tin hoặc mang cơm theo.
Mỗi phòng bán trú đều có một số thầy cô phụ trách, điểm danh và quản lý học sinh.
Căn tin nhà trường rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo vệ sinh: Học sinh có thể mua phiếu ăn trước, để mua thức ăn sáng, ăn trưa tại trường. Học sinh không nên ăn những quán ăn dưới lòng lề đường, vừa không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vừa mất mỹ quan cổng trường.
Trường THPT Bùi Thị Xuân - Quận 1-TPHCM dược các phụ huynh đánh giá cao chất lượng giảng dạy. Trường học được thiết kế đảm bảo đáp ứng các nhu cầu dạy và học. Về học phí nhà trường thu theo quy định của Phòng Giáo dục .
Các mức phí đều được công khai minh bạch tới các phụ huynh để gia đình nắm được. Các khoản phí thu thêm để đóng góp xây dựng trường học đều được họp và thống nhất với hội phụ huynh. Vì thế nên nhà trường luôn nhận được sự tín nhiệm cao.
Trên đây là một số đánh giá Trường THPT Bùi Thị Xuân có tốt không. Hy vọng sẽ giúp gia đình và học sinh có được những hiểu biết cụ thể nhất về ngôi trường mà con em mình theo học. Đây sẽ là mái trường giúp các em nuôi dưỡng những hoài bão và gặt hái những thành công trong tương lai.
Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định...
Di tích lịch sử - văn hóa Đình, Chùa Đại Áng – Xã Đại Áng – huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
Đã xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia theo quyết định 1728/VHQĐ ngày 02 tháng 10 năm 1991.
Thôn Đại Áng – Xã Đại Áng – Huyện Thanh Trì – Thành phố Hà Nội.
Xã Đại Áng thuộc huyện Thanh Trì - ở phía nam thành phố Hà Nội. Nói tới Đại Áng là nói tới một vùng đất văn hiến với hai đặc điểm nổi bật: là vùng quê hiếu học, khoa bảng và nơi hội tụ đậm đặc các di tích lịch sử văn hoá
Về phương diện hành chính, các thôn làng Đại Áng từ xưa thuộc huyện Thanh Trì, nhưng về mặt địa lý, dân gian thường coi đây là cửa ngõ huyện Thanh Oai từ phía nam kinh thành Thăng Long xuống. ... là những làng rất cổ, được hình thành trước hoặc cùng với quá trình dựng nước của các vua Hùng. Việc thờ thần góp phần chứng minh tính cổ xưa của các làng trong xã. Ngoài địa thần (thần đất - làng Vĩnh Trung), thiên thần (làng Đám) - là những thần tối cổ gắn với tín ngưỡng của cư dân nông nghiệp ruộng nước từ thủa sơ khai, còn có các vị nhân thần - các hoàng tử, công chúa, bộ tướng của các vua Hùng có công khai lập hoặc mở mang vùng đất Đại Áng ngày nay.
Xã gồm có bốn thôn (làng cũ): Đại Áng, Nguyệt Áng, Vĩnh Trung, Vĩnh Thịnh. Theo các nhà sử học và dân tộc học, vùng đất Đại Áng được các lớp dân cư Việt cổ khai thác từ rất sớm, các làng có tên nôm gồm từ “Kẻ” đứng trước một từ nôm khác thường khó xác định được chính xác ngữ nghĩa như thôn Đại Áng có tên nôm là Kẻ Đảm hay làng Đám; Nguyệt Áng - Kẻ Nguyệt; Vĩnh Trung - Kẻ Vanh; Vĩnh Thịnh - Kẻ Bảo
Khu di tích lịch sử văn hóa Đình, Chùa Đại Áng thuộc thôn Đại Áng – Xã Đại Áng. Đình Đại Áng được xây dựng theo kiến trúc “nội công ngoại quốc” gồm nhà tiền tế, hai giải vũ bao quanh khu hậu cung. Quy mô và kiến trúc đình hiện nay được bảo lưu qua hai lần sửa chữa lớn vào đời Tự Đức: Tháng 01 năm Mậu Ngọ (tháng 12 năm 1858) và tháng chạp năm Kỷ Tỵ (đầu năm 1870). Theo lưu truyền dân gian và theo bài văn trên tấm bia tượng chân dung ở chùa Đại Áng thì khởi đầu, đình dựng ở khu vực Đồng Dền, sau lại chuyển về xóm Tương Bảo (hiện vẫn còn nền đình). Đến năm Long Đức thứ 3 (năm Giáp Dần, 1734) bà Nguyễn Thị Huy, hiệu diệu Lộc là người làng đã công đức tiền của dựng chùa; đồng thời vận động dân làng góp tiền của chuyển đình vào trong làng, tại vị trí hiện nay.
Đình Đại Áng ngoài Thiên quan bản thổ và Túc Trinh công chúa, còn thờ Quý Minh đại vương và Phùng Hưng (hay Bố Cái đại vương). Làng Đại Áng còn có phong tục đẹp là đêm giao thừa dân làng tập trung tế lễ, đón giao thừa tại đình sau đó sang chùa. Phong tục này có do năm 1789 khi Quang Trung đại phá quân Thanh thì một nhánh quân do đô đốc Bảo chỉ huy đêm 30 tết tập trung tại đình Đại Áng cùng các tướng lĩnh và dân làng làm lễ yết cáo các vị thần và được thần âm phù phá tan giặc, đồng thời dân làng còn góp người, góp của để quân Tây Sơn hạ thành Ngọc Hồi, Đống Đa. Sau khi thắng lợi đô đốc Bảo về làng tạ ơn thần và dân làng đồng thời tặng làng thanh kiếm của ông (theo lưu truyền hiện nay vẫn còn).
Hiện trong đình Đại Áng còn lưu 28 đạo sắc cho các vị thành hoàng; đạo sớm nhất vào năm Vĩnh Thọ thứ 3 (năm 1660), đạo muộn nhất vào năm Khải Định thứ 9 (năm 1924).
Chùa Đại Áng (còn được gọi là chùa Thiên Phúc, chùa Đám). Theo lưu truyền dân gian, chùa do Nguyên phi Ỷ Lan hưng công tạo dựng. Đến khoảng niên hiệu Long Đức (1732-1734) và Vĩnh Hựu (1735-1740), chùa được trùng tu và mở rộng như quy mô ngày nay. Chùa gồm tiền đường, thiêu hương, thượng điện. Chùa còn lưu giữ nhiều tượng phật có giá trị như: Tuyết Sơn, Di Lặc, Quan Âm Chuẩn đề, Cửu Long…trong đó tiêu biểu nhất: Tượng Cửu Long và tượng quan âm nghìn mắt nghìn tay. Ở tòa Cửu Long, ngoài 9 rồng phun nước và tắm cho Đức Phật ở chính giữa, xung quanh là lớp tượng nhỏ khác nhau đến với Phật. Với ý nguyện “từ, bi, hỉ, xả” cho mọi người được ấm no, hạnh phúc. Tượng quan âm nghìn tay nghìn mắt cao 4m rập lại mẫu tượng Quan âm tại chùa Bút tháp Bắc Ninh khá đẹp. Ngoài hệ thống tượng phật, chùa còn có hai tấm bia hậu quý. Một tấm dựng ngày tốt tháng 8 năm Giáp Dần niên hiệu Long Đức (năm 1734). Bài văn bia do Nguyễn Phổ, Đệ nhị giáp Tiến sĩ (Hoàng giáp) khoa Quý sử niên hiệu Long Đức (năm 1733), Cẩn sự lang, Hàn lâm viện Hiệu lý soạn. Nội dung văn bia nói về bà Nguyễn Thị Huy, hiệu diệu Lộc là người làng, cúng cho làng 3 mẫu ruộng, 1 khu ao và vườn rộng 1 sào 2 khẩu, 60 quan tiền để dựng chùa. Bia thứ 2 dựng ngày tốt tháng một năm đầu niên hiệu Vĩnh Hựu (năm Ất Mão, 1735).
Đình chùa Đại Áng được Bộ trưởng Bộ VHTT cấp bằng di tích lịch sử văn hóa số 1728 ngày 02 tháng 10 năm 1991.
Các bài viết phản ánh về chất lượng học tiếng Anh với giáo viên người nước ngoài ở trường Trung học phổ thông Xuân Trường B (Nam Định) được Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đăng tải hiện đang thu hút được nhiều sự quan tâm của độc giả và phụ huynh.
Đặc biệt, trong bài viết “Giám đốc Sở GD Nam Định: phụ huynh rất cảm tính khi nói về chất lượng tiếng Anh”, chúng tôi cũng đã trích dẫn lời của thầy Cao Xuân Hùng – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định khi nhận định về vấn đề này.
Theo đó, vị Giám đốc Sở Giáo dục này cho rằng, phụ huynh đang “rất cảm tính” khi đánh giá về chất lượng tiếng Anh ở các lớp học với giáo viên người nước ngoài. Đồng thời khẳng định, chất lượng ngoại ngữ trong những năm gần đây tại Nam Định so với các tỉnh miền Bắc, kể cả Hà Nội về phổ cập ngoại ngữ là cả một bước tiến bộ vượt bậc. Điều đó là nhờ vào chủ trương đưa giáo viên người nước ngoài vào trực trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường.
Tuy nhiên, các phụ huynh có con học tại trường Trung học phổ thông Xuân Trường B cho biết, sau khi đọc các thông tin biết được việc học tiếng Anh với người nước ngoài là tự nguyện, không phải bắt buộc nên khi thấy các con phản ánh chất lượng dạy không tốt họ đã gửi đơn dừng tham gia các lớp học này.
Thêm nhiều học sinh trường Trung học phổ thông Xuân Trường B (Nam Định) tiếp tục gửi đơn xin dừng học tiếng Anh với người nước ngoài. Ảnh: Phụ huynh cung cấp
Để có cái nhìn khách quan hơn về vấn đề này, phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã có cuộc trao đổi với thầy Nguyễn Văn Toàn – Phó hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Xuân Trường B (Nam Định), người được phân công để phụ trách việc tiếp nhận đơn thư từ các phụ huynh trong trường gửi lên.
Thầy Toàn cho biết: “Theo thông tin chỉ đạo của lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh Nam Định, các học sinh nào trong trường có nguyện vọng ngừng tham gia các lớp học tiếng Anh với người nước ngoài thì nộp đơn về chỗ tôi. Tôi được phân công nhận nhiệm vụ này vì tôi là Phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn trong nhà trường.
Hiện tại, đang có rất nhiều học sinh nộp đơn về trường, cơ bản số lượng các em xin nghỉ được chúng tôi ước tính khoảng hơn 90% trong tổng số các học sinh đã đăng ký tham dự lớp học này trước đó.
Sau khi nhận được sự chỉ đạo từ Sở Giáo dục, nhà trường cũng đã thông báo đến các giáo viên chủ nhiệm để quán triệt cho các phụ huynh và học sinh trong trường. Cụ thể, nếu em nào không muốn tiếp tục tham gia ở các lớp tiếng Anh này nữa thì có thể viết đơn, có chữ ký của phụ huynh gửi lên để nhà trường xem xét.
Theo đó, từ tháng 1/2022, những học sinh nào có đơn xin nghỉ sẽ được nhà trường chấp thuận cho nghỉ học ở các lớp tiếng Anh này. Những phụ huynh nào đã đóng tiền cho con tham dự từ đầu năm học thì chúng tôi giải quyết cho các em học đến cuối tháng 12/2021. Vì theo lịch, nhà trường đã sắp xếp những buổi học này từ trước khi phụ huynh gửi đơn lên. Hiện tại, các lớp này cũng đã hoàn thành xong, các học sinh trong đợt đăng ký từ trước cũng đã học buổi cuối cùng trong tuần vừa rồi.
Tuy nhiên, những lớp tiếng Anh được nhà trường tổ chức trong buổi cuối cùng trong tuần vừa rồi, chúng tôi ghi nhận chỉ có khoảng 50% các học sinh đến tham dự so với thời điểm bình thường trước đó. Cụ thể, khi chưa có sự chỉ đạo của Sở về việc chấp thuận đơn xin nghỉ của các học sinh thì tỉ lệ các em đi học ở các lớp này vào khoảng 90% đến 95%.
Nội dung trong đơn mà các em gửi về cho nhà trường lần này chủ yếu là: thấy không phù hợp với khả năng, không nghe nói tốt, không hiệu quả hoặc có những em hoàn cảnh khó khăn không theo được.
Đối với trung tâm tiếng Anh giảng dạy tại trường, trong năm học này nhà trường đã hình dung ra những khó khăn và cũng tính đến những phương án để đảm bảo việc dạy học đạt được hiệu quả. Vì thế, sau sự việc này, trung tâm này cũng không phải điều tiết gì nhiều về các phương án giảng dạy cả".
“Có thể, các học sinh xin nghỉ là vì các lý do khác chứ không hẳn là do chất lượng bài giảng của các giáo viên, vì chúng tôi đã làm khá chặt chẽ ngay từ ban đầu. Có kiểm soát qua các tổ trưởng tổ chuyên môn và duyệt bài giảng trước khi cho các giáo viên nước ngoài giảng dạy”, thầy Toàn nhận định.
Đề cập về phương án xử lý của nhà trường trước việc, tỉ lệ học sinh xin nghỉ học ở các lớp tiếng Anh với người nước ngoài khá lớn, thầy Toàn cho biết: “Việc này tôi cũng đã báo cáo lên Hiệu trưởng nhà trường và đi đến thống nhất là sẽ giải quyết tất cả đơn thư mà học sinh và phụ huynh gửi lên. Nghĩa là, em nào có nguyện vọng xin nghỉ ở các lớp tiếng Anh này thì sẽ được nghỉ. Còn bao nhiêu thì chúng tôi sẽ lên phương án tổ chức dạy học sau.
Tuy nhiên, trong trường hợp số lượng ít quá thì chúng tôi buộc phải tạm dừng các lớp tiếng Anh này lại. Bởi vì, nếu tính trên đơn vị mỗi lớp, số lượng theo học còn lại là rất ít, nếu phải gộp tất cả các học sinh trong trường lại thành một lớp thì việc sắp xếp cho các em theo học trong một buổi là điều rất khó.
Như tình trạng hiện đang diễn ra, khi có khoảng hơn 90% các học sinh trong trường nộp đơn xin nghỉ học ở các lớp này, con số còn lại cũng chỉ trên dưới 10%.
Sắp tới nếu vẫn có thêm học sinh gửi đơn xin nghỉ học về trường thì tỉ lệ tham gia còn lại là rất ít, khả năng cao là chúng tôi sẽ dừng việc này lại. Nếu phải dừng thì cũng sẽ được chúng tôi thực hiện từ tháng 1/2022”.
Trước đó, như Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, nhiều phụ huynh có con học tại trường Trung học phổ thông Xuân Trường B (Nam Định) gửi phản ánh đến Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam nêu, các lớp học tiếng Anh với người nước ngoài do trường này tổ chức hiện đang không đạt hiệu quả như mong muốn. Nhiều người không còn muốn con mình tham gia vào các lớp học này nữa.
Tuy nhiên, theo phản ánh của phụ huynh, khi phụ huynh cầm những lá đơn xin cho con được nghỉ học ở các lớp tiếng Anh với người nước ngoài lên gặp trực tiếp Hiệu trưởng thì Hiệu trưởng không nhận những lá đơn này, mà yêu cầu họ phải đưa về cho giáo viên chủ nhiệm của các lớp để được giải quyết theo cấp bậc từ dưới lên trên cho "đúng quy trình".
Trong đơn “Xin nghỉ học tiếng Anh với người nước ngoài” có nêu: “Sau khi học và giao lưu với các thầy/ cô người nước ngoài, em cảm thấy không nhận được một hiệu quả nào với bản thân em. Vậy, em xin nghỉ học các buổi học tiếng Anh với người nước ngoài từ đây đến hết năm học”.