Địa chỉ: Số 3, Hẻm số 3, Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường 3, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Địa chỉ: Số 3, Hẻm số 3, Đường Võ Thị Sáu, Khu phố 7, Phường 3, TP Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh
Vào năm 2002, Công ty cổ phần Địa ốc An Phú được cấp phép khai thác và thành lập Khu công nghiệp An Phú nằm trên địa bàn Cửa khẩu Mộc Bài, Tây Ninh. Chính vì vậy nếu xét trên khía cạnh lịch sử, Khu công nghiệp An Phú được thành lập trước thời điểm Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài được thành lập.
Sau khi quy hoạch Khu kinh tế Cửa khẩu, Khu công nghiệp An Phú nằm trong khu kinh tế, trên trục giao thông Xuyên Á và tỉnh lộ 786. Khu công nghiệp An Phú còn có hạ tầng giao thông thuận lợi dễ dàng liên kết với các địa phương lân cận như Long An, TP.HCM…
Ngoài thuận lợi trong giao thông, hạ tầng cơ sở của Khu công nghiệp An Phú Cửa Khẩu Mộc Bài cũng khá hoàn chỉnh với nhà máy cấp nước công suất 4300 m3/ngày, và nhà máy xử lý nước theo công suất 3.296 m3/ngày-đêm.
Ngoài các khu công nghiệp đang hoạt động, thị trường khu công nghiệp Tây Ninh còn có một lựa chọn dễ dàng tiếp cận hơn là mạng lưới các cụm công nghiệp, sở hữu những tiềm năng to lớn, có thể vươn lên các khu công nghiệp trong tương lai nếu được đầu tư hoàn chỉnh.
Tây Ninh là một trong sáu tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, vùng kinh tế năng động của Việt Nam. Tuy nhiên thị trường khu công nghiệp Tây Ninh vẫn chưa phát triển tương xứng với các tiềm năng đang có.
Tây Ninh có vị trí tiếp giáp với TP.Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế của khu vực phía Nam. Chính vì vậy, Tây Ninh cũng sẽ có các lợi thế tương tự Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu… trong việc tiếp cận những nguồn vốn đầu tư khi thị trường truyền thống không còn đủ nguồn cung.
Ngoài ra, Tây Ninh còn có lợi thế khi nằm trên trục giao thông xuyên Á, dễ dàng tiếp cận với thị trường Campuchia qua 3 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam. Ngoài ra, địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có 3 cửa khẩu quốc gia và 10 cửa khẩu phụ, phục vụ nhu cầu giao thương giữa người dân và doanh nghiệp hai nước.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, danh sách khu công nghiệp Tây Ninh vẫn chỉ có 5 khu công nghiệp đang hoạt động là Khu công nghiệp Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, Khu công nghiệp Thành Thành Công, Khu công nghiệp Phước Đông và Khu công nghiệp Chà Là. Bên cạnh đó là 1 dự án Khu công nghiệp Hiệp Thạnh mới được phê duyệt.
Trong khi 2 khu công nghiệp lâu năm là KCN Trảng Bàng, Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III hoạt động khá hiệu quả, thì các khu công nghiệp khác vẫn chưa phát triển hết tiềm năng, tỷ lệ lấp đầy còn khá thấp. KCN Bourbon - An Hòa từng nổi lên trong quá khứ đã sát nhập với Tập đoàn Thành Thành Công để trở thành KCN Thành Thành Công. Trong khi KCN Chà Là cũng vừa được quy hoạch nâng cấp từ Cụm công nghiệp Chà Là trước kia và số lượng nhà đầu tư đến với KCN Tây Ninh này còn rất thấp, và vừa bị Chính phủ điều chỉnh giảm quy mô.
Mặc dù có những khởi đầu chậm chạp trước đây, nhưng thị trường kcn Tây Ninh còn dư địa để phát triển trong tương lai, nhất là khi bối cảnh cơ sở hạ tầng kết nối Tây Ninh với các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đang được Chính phủ tăng cường đầu tư thời gian tới.
Hai trục cao tốc sẽ là điểm nhấn rất quan trọng trong thời gian tới của Tây Ninh chính là cao tốc TP.HCM - Mộc Bài và cao tốc Gò Dầu - Xa Mát. Đây sẽ là cầu nối quan trọng không chỉ giữa Tây Ninh với các tỉnh mà còn là giữa Việt Nam với Campuchia. Chưa kể dự án đường Hồ Chí Minh huyết mạch đi qua Tây Ninh kết nối với huyện Chơn Thành, Bình Phước và huyện Đức Hòa, Long An sẽ phát huy tiềm năng còn chưa khai phá của Tây Ninh.
Ngoài ra, Tây Ninh còn dự kiến xây dựng các dự án trung tâm Logistics, cảng ICD, cảng tổng hợp Tây Ninh. Kết hợp với hệ thống hạ tầng giao thông sẽ tạo nên một tổng thể hoàn chỉnh với thị trường KCN Tây Ninh.
Không chỉ 5 khu công nghiệp đang có, thị trường khu công nghiệp Tây Ninh dự kiến sẽ có thêm rất nhiều gương mặt mới trong tương lai. Hiện tại, có 2 kcn Tây Ninh đang triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng là KCN Hiệp Thanh và Thanh Điền với quy mô lần lượt là 250 và 166 ha.
Song song đó là các cụm công nghiệp đã đầu tư và đang hoạt động như Cụm công nghiệp Thanh Xuân 1 (50ha), Cụm công nghiệp Ninh Điền (50ha). Các Cụm công nghiệp có quy mô nhỏ hơn như Tân Hội 1 (49,2 ha), Thành Long (37ha), Bến kéo (35,78 ha), Hòa Hội (30ha). Ngoài ra, còn 9 dự án Cụm công nghiệp đang được kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng, cá biệt có dự án Cụm công nghiệp Tân phú 1, 2, 3, 4 có quy mô đến 200 ha; hay dự án Cụm công nghiệp Bến Củi 1, 2 có quy mô đến 100 ha, hứa hẹn sẽ là các nguồn cung lớn cho thị trường khu công nghiệp Tây Ninh trong tương lai. Ngoài ra, làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng toàn cầu cũng mang đến cơ hội cho các khu công nghiệp Tây Ninh.
Vào tháng 12/2022, Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III đặt tại xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, Tây Ninh chính thức được thành lập, với giấy phép đầu tư điều chỉnh số 412/GPĐC6 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đây là một trong ba dự án liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc, bên cạnh 2 dự án khác là Khu Chế Xuất Sài Gòn - Linh Trung và Khu Chế Xuất Linh Trung II tại TP.Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh.
Tọa lạc trên tổng diện tích đất 203,8 ha với 193,8 ha đất dành cho công nghiệp và 10 ha đất nhà ở của công nhân và chuyên gia, Khu chế xuất & công nghiệp Linh Trung III là một trong những khu công nghiệp Tây Ninh khá thành công với tỷ lệ lấp đầy đến 80%. Hiện tại, kcn Tây Ninh này đang thu hút 69 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng như trong nước.
Ngoài các khu công nghiệp và cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động, thị trường khu công nghiệp Tây Ninh đang kêu gọi đầu tư một số cụm công nghiệp có quy mô trung bình.
Với vai trò cửa khẩu quốc tế quan trọng nối liền 2 nước Việt Nam và Campuchia, Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài đã được chú trọng đầu tư kể từ năm 2009. Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài cũng đóng vai trò quan trọng trong các Khu kinh tế và Khu công nghiệp Tây Ninh.
Địa hình của Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài có lợi thế bằng phẳng, tương đối thấp, nằm trong vị trí chiến lược của tuyến đường Xuyên Á, bắt đầu từ Myanmar, qua Thái Lan, Lào, Việt Nam, Campuchia và kết thúc ở Quảng Tây - Trung Quốc.
Hiện tại, Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài được phân bổ các chức năng khá đa dạng. Khu vực chính được chia làm 2 phần là khu phi thuế quan và khu thuế quan, trong đó, diện tích đất khu công nghiệp trong khu phi thuế quan là 633 ha, trong khi diện tích đất công nghiệp ngoài khu phi thuế quan là 300 ha. Ngoài ra, khu thuế quan còn quy hoạch cụm công nghiệp phân tán khác với diện tích 30 ha.
Vì vậy Khu kinh tế Cửa Khẩu Mộc Bài có diện tích đất dành cho công nghiệp lên đến 933 ha, là một trong những vùng tập trung phát triển công nghiệp rất quan trọng tại thị trường khu công nghiệp Tây Ninh.
Được thành lập theo quyết định 100/QĐ-TTg vào ngày 9/2/1999, KCN Trảng Bàng được xem là khu công nghiệp Tây Ninh đầu tiên. Chủ đầu tư của KCN này là Công ty cổ phần phát triển hạ tầng khu công nghiệp Tây Ninh với quy mô gần 190 ha.
KCN Trảng Bàng nằm ở vị trí khá thuận lợi khi cách trung tâm TP.HCM 43,5 km, cách cửa khẩu Mộc Bài 28 km và nằm trên trục đường Xuyên Á (Quốc lộ 22).
Hạ tầng khu công nghiệp Trảng Bàng cũng khá hoàn chỉnh với hệ thống trạm điện nội bộ 110kV/22kV, hệ thống cung cấp nước với công suất 7.000 m3/ngày-đêm, và hệ thống xử lý nước thải với công suất 7.500 m3/ngày-đêm.
Hiện tại KCN Trảng Bàng là một trong những khu công nghiệp Tây Ninh có tỷ lệ lấp đầy khá cao với 99,57% với 70 nhà đầu tư đến từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông, Thái Lan, Trung Quốc… Đặc biệt, nhà đầu tư trong nước cũng chiếm tỷ lệ khá cao với 28%.