Ngày 15/9/2023, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2023, đã diễn ra Hội nghị “Giao thương giữa doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài”. Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, những năm gần đây quan hệ thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam có những bước tiến triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.
Ngày 15/9/2023, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế AgroViet 2023, đã diễn ra Hội nghị “Giao thương giữa doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp nước ngoài”. Ông Hoàng Văn Dự, Phó Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhận định, những năm gần đây quan hệ thương mại quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam có những bước tiến triển mạnh mẽ theo chiều hướng tích cực cả về chiều rộng và chiều sâu.
Xuất nhập khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của Việt Nam tăng trưởng khoảng 8-10%/năm. Năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành nông nghiệp Việt Nam đạt 98,38 tỷ USD, trong đó xuất khẩu 53,53 tỷ USD, nhập khẩu 44,85 tỷ USD, thặng dư trên 8 tỷ USD.
Trong 8 tháng năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 59,69 tỷ USD, giảm 11,04% so với cùng kỳ năm 2022; trong đó, xuất khẩu 33,21 tỷ USD giảm 9,5%, nhập khẩu 26,48 tỷ USD giảm 12,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo đại diện Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Việt Nam xuất khẩu gạo, rau quả, thủy sản, gỗ và lâm sản, cà phê, cao su, hạt điều… và nhập khẩu chủ yếu là vật tư đầu vào sản xuất. Việt Nam có quan hệ thương mại hàng nông lâm thủy sản với gần 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó các thị trường chiếm tỷ trọng lớn là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, EU. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai hoạt động mở cửa thị trường nông sản ra thế giới, thông qua hoạt động đàm phán, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu hàng nông sản vào các thị trường Trung Quốc, Mỹ, EU, liên minh kinh tế Á – Âu...
Tại Hội nghị, các doanh nghiệp trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản ra thị trường Quốc tế, tìm hiểu các đối tác và sản phẩm máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ nông nghiệp của các nhà cung ứng đến từ các quốc gia tham gia hội chợ AgroViet 2023. Đồng thời đây cũng là dịp để các doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nước ngoài trực tiếp tiếp cận, tìm kiếm nguồn hàng và đối tác cung ứng tin cậy từ Việt Nam. Hội nghị còn là diễn đàn để các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư vào thị trường sản xuất, kinh doanh hàng nông lâm thủy sản Việt Nam”.
Ông Park Ki Woo, Tổng Giám đốc Công ty GAIA International Vina, cho biết doanh nghiệp này chuyên cung cấp giải pháp công nghệ kỹ thuật cao trong lĩnh vực nông nghiệp tại Hàn Quốc, là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ chế biến nông sản sau thu hoạch tại Hàn Quốc.
“Chúng tôi mang đến những công nghệ cảm biến chất lượng không phá hủy (Non-destructive Evaluating Technology) tiên tiến nhất hiện nay như kiểm soát hàm lượng đường không phá hủy thông qua công nghệ quang phổ cận hồng ngoại, phát hiện những bất thường bên trong rau củ quả mà không cần cắt thử, là công nghệ cảm biến phân loại màu sắc, hình dạng và trọng lượng của nông sản qua camera”, ông Park Ki Woo giới thiệu những sản phẩm thế mạnh của doanh nghiệp.
Theo ông Park Ki Woo, GAIA cũng đã và đang thử nghiệm ứng dụng công nghệ cao trong hệ thống lưu thông, bảo quản, chế biến nông sản, áp dụng đồng loạt đối với tất cả các loại trái cây, rau củ quả. Công nghệ dây chuyền quản lý nông sản sau thu hoạch được thu gom, chế biến và lưu thông thông qua trung tâm chế biến và phân phối nông sản APC tại Hàn Quốc.
Trong những năm qua, GAIA đã và đang đồng hành cùng người nông dân trong việc quản lý chế biến một cách có hệ thống, nâng cao giá trị, chất lượng nông sản và đẩy mạnh việc lưu thông trong và ngoài nước. Ông Park Ki Woo bày tỏ mong muốn với những giải pháp công nghệ tối ưu, sẽ giúp người nông dân, nhà sản xuất và xuất khẩu nông sản tại Việt Nam tháo gỡ những khó khăn hiện nay trong việc đáp ứng các yêu cầu khắt khe trong xuất khẩu nông sản sang các thị trường quốc tế khó tính như Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Nhật bản, Trung Quốc…
Tại hội nghị, 30 doanh nghiệp Việt Nam và 17 doanh nghiệp nước ngoài đã trực tiếp tiếp cận, giao thương với nhau nhằm tìm kiếm đối tác đáp ứng nhu cầu mua, bán của mỗi bên. Công ty Nông nghiệp Tianjin Herun (Trung Quốc) chào bán các loại rau củ quả gồm: bông cải xanh, súp lơ, dưa hấu, dưa, bí, bí ngô, cà chua và các loại rau lá xanh khác nhau. Công ty TNHH Nông nghiệp Anhui Huida (Trung Quốc) chào bán cà chua, hạt tiêu, dưa chuột, dưa và bí. Công ty Union Resouces and Engineering chào bán hoa tươi, trái cây và rau củ tươi của tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Công ty River Fam S.A chào bán bào ngư, dầu oliu, Mật ong Manuka, Mật ong hoa bản địa Úc, nước hoa quả ép nguyên chất
Công ty TNHH Quốc tế Xuzhou Pusen (Trung Quốc) chào bán xe đẩy tay, xe điện ba bánh, xe ba bánh điện gấp. Công ty TNHH Sản phẩm thô Jishui Jjingxin chào bán các sản phẩm sợi carbon và sợi thủy tinh, sản phẩm có khả năng chịu nhiệt độ cao, chống ăn mòn, không rỉ sét, được sử dụng rộng rãi trong dân sinh và các lĩnh vực công nghiệp, liên quan đến túi bóng, máy bay không người lái, túi xách, ô dù, cánh buồm, sân gôn lưới thực hành, cung cột cờ, máy bay mô hình, in PCB, trục truyền động, nguồn cung cấp nước, ống trồng cây.
Công ty TNHH Máy móc Zhejiang Ousen (Trung Quốc) chào bán máy móc nông nghiệp như: Máy phun điện, vòi phun, động cơ bằng xăng. Công tu Máy móc thiết bị nông nghiệp. Công ty TNHH Máy móc thiết bị Taizhou Menghua (Trung Quốc) chào bán động cơ xăng, máy bơm nước, máy phát điện, máy phun điện, máy phun điện ba lô, máy cắt cỏ, cắt lúa.
Công ty TNHH Công nghiệp Shenzhen Sanggye chào bán lon thiếc, túi giấy offset và túi nhựa in ống đồng có khả năng chống ẩm tốt, túi đứng có khóa kéo, túi đựng nội tạng có niêm phong phía sau, túi có niêm phong bốn mặt, túi có khóa đứng tám cạnh, túi định hình, túi có vòi đứng…Công ty TNHH thiết bị chiếu sáng Zhejiang Boyu chào bán thiết bị máy sấy gia súc, gia cầm.
Liên đoàn hợp tác xã Nông nghiệp Hàn Quốc chào mua xoài, thanh long, chôm chôm, nhãn, vải, bưởi, quả vú sữa, Tôm từ Việt Nam để tiêu thụ tại thị trường Hàn Quốc. Đồng thời, chào bán lê Hàn, dâu tây Hàn Quốc, nho Hàn, táo Fuji Hàn Quốc, ớt chuông Hàn Quốc, nhân sâm, kimchi Nonghyup (100% nguyên liệu từ Hàn Quốc), rất nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến,… được sản xuất bởi hơn 1000 hợp tác xã nông nghiệp Hàn Quốc và nhiều công ty thực phẩm lớn Hàn Quốc.
Công ty TNHH Nguyễn Hồng chào bán thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ từ Liên Bang Nga: phô mai Nga, cánh gà Tây, salami; sản phẩm quà tặng lưu niệm: búp bê gỗ, lật đật. Công ty Good Food RUSSIA (Nga) chào bán tất cả các sản phẩm từ Liên Bang Nga và các dịch vụ về marketing.
VFAEA đã tổ chức Chương trình giới thiệu sản phẩm nông sản với kênh bán sỉ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm đơn hàng ngay tại thị trường trong nước, giải quyết bài toán tồn kho, giải cứu sản phẩm nông sản, xoay vòng vốn cho doanh nghiệp để phát triển.
84, Nguyễn Du, Bến nghé, Quận 1, tp Hồ Chí Minh
Ông Lê Duy Minh – Chủ tịch Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp Nông nghiệp Việt Nam
Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam tiền thân là Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 1454/QĐ-BNV ngày 17/11/2006 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ do TS Vũ Ngọc Kỳ, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam làm Chủ tịch. Hiệp hội là một tổ chức xã hội- nghề nghiệp được thành lập trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ của các doanh nghiệp, trang trại và cá nhân thuộc các thành phần kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam. Mục đích của Hiệp hội là để thống nhất hành động, phấn đấu vì sự nghiệp phát triển bền vững của doanh nghiệp và trang trại, xây dựng nông thôn mới trên bước đường công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Hiệp hội hoạt động theo pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước và hỗ trợ của Bộ NN và PTNT, chính quyền địa phương các cấp và các bộ, ngành có liên quan.
Nhiệm vụ của Hiệp hội là xây dựng tổ chức Hiệp hội trở thành trung tâm tập hợp, đoàn kết thống nhất các doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn. Liên doanh, liên kết, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và hợp tác kinh tế quốc tế vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững của hệ thống doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn Việt Nam, góp phần vào phát triển nền kinh tế chung, xây dựng nông thôn mới và công nghiệp hoá đất nước. Hiệp hội là đại diện lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp, nông dân với Nhà nước, chính quyền địa phương và các ngành có liên quan trong khuôn khổ và quy định của luật pháp. Tạo môi trường liên kết, hợp tác giữa các hội viên trong sản xuất kinh doanh; xúc tiến thương mại, dịch vụ, đầu tư, nghiên cứu khoa học, tìm hiểu khảo sát thị trường trong và ngoài nước. Tổ chức hội thảo, tọa đàm, triển lãm, xuất bản ấn phẩm thông tin, quảng bá doanh nghiệp và trang trại. Làm đầu mối giải quyết các tranh chấp kinh tế giữa các hội viên, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do tranh chấp gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh đúng pháp luật. Tư vấn, hỗ trợ, đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn các doanh nghiệp và trang trại về quản lý, pháp luật, nghiệp vụ kinh doanh; về đầu tư, sở hữu trí tuệ; về kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế thế giới, giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và trang trại. Mở rộng quan hệ quốc tế, tham gia các hiệp hội quốc tế có liên quan để tranh thủ và tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp và trang trại nông dân, nông thôn tìm kiếm đối tác, thị trường, khách hàng.
Tôi cho rằng, Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, đòi hỏi sự liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp, các chủ trang trại ngày càng cao nhằm tạo ra thế và lực trong kinh doanh và phát triển sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Đại hội bất thường của Hiệp hội lần này đã thống nhất cao, quyết định nhiều vấn đề quan trọng, tôi tin rằng trong thời gian tới Hiệp hội doanh nghiệp và trang trại nông nghiệp Việt Nam sẽ bước sang một thời kỳ mới phát triển tốt đẹp.
Đặc biệt ngày 16/02/2009, đồng chí Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đã có cuộc họp với lãnh đạo Hiệp hội. Tại cuộc họp này đồng chí Trương Tấn Sang đã biểu dương vai trò trang trại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và yêu cầu Hiệp hội cần phát huy vai trò trong tình hình mới, xứng đáng là tổ chức của hàng vạn doanh nghiệp nông thôn và trang trại Việt Nam. Đồng chí Trương Tấn Sang cũng đã chỉ đạo Hiệp hội phải phối hợp với các cơ quan, tổ chức để thực hiện các chương trình đào tạo kiến thức quản lý trang trại, tổ chức đi tham quan học tập kinh nghiệm trong và ngoài nước, phối hợp với các Ngân hàng mở lớp đào tạo kỹ năng làm hồ sơ vay vốn để tiếp cận được các nguồn vốn dự án. Hiệp hội phải liên kết, đóng vai trò chính trong việc xúc tiến thương mại mở ra kênh tiêu thụ hàng hóa, liên kết với các Hiệp hội nước ngoài, thông qua việc kết nghĩa hoặc tham gia hội viên. Vai trò của Hiệp hội trong nền kinh tế ngày càng tăng. Hiệp hội cần phát huy vai trò tổ chức, kết nối của mình để thực sự là cánh tay nối dài thực hiện các chính sách của Chính phủ.